Cordarone 150mg/3ml Sanofi, Hộp 6 ống
* Hình sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian
** Giá sản phẩm có thể thay đổi tuỳ thời điểm
30 ngày trả hàng Xem thêm
Các sản phẩm được đóng gói và bảo quản an toàn.
Tìm thuốc Amiodarone khác
Tìm thuốc cùng thương hiệu SANOFI khác
Thuốc này được bán theo đơn của bác sĩ
Gửi đơn thuốc Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM
Bạn muốn nhận hàng trước 4h hôm nay. Đặt hàng trong 55p tới và chọn giao hàng 2H ở bước thanh toán. Xem chi tiết
Chỉ dành cho mục đích thông tin. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
- Amcoda 100 Savipharm 3 vỉ x 10 viên
- Giá tham khảo:50 đ
- Amiodarone Mylan 200mg 30 viên
- Giá tham khảo:50 đ
2 đ/Viên
Thông tin sản phẩm
Hoạt chất: | |
Quy cách đóng gói: | |
Thương hiệu: | |
Xuất xứ: | |
Thuốc cần kê toa: | |
Dạng bào chế: | |
Hàm Lượng: | |
Nhà sản xuất: |
Nội dung sản phẩm
Thành phần
- Amiodarone: 150mg
Công dụng (Chỉ định)
- Thuốc này được chỉ định trong một số rối loạn nhịp tim nặng và dùng trong hồi sinh hô hấp – tuần hoàn trong trường hợp ngừng tim do rung thất đã đề kháng với sốc điện ngoài lồng ngực.
- Cordarone tiêm tĩnh mạch được sử dụng khi cần có một đáp ứng nhanh, hoặc khi không thể uống được.
Liều dùng
- Điều trị rối loạn nhịp tim nặng không phải trường hợp hồi sinh hô hấp – tuần hoàn trong ngừng tim do rung thất đã đề kháng với sốc điện ngoài lồng ngực.
- Liều khởi đầu (liều nạp) thường dùng 5mg/kg trọng lượng, có thể lập lại 2 hoặc 3 lần trong 24h. Do tác dụng ngắn của thuốc nên phải tiêm truyền liên tục.
- Liều duy trì: 10-20mg/kg/ngày dùng trong vài ngày tiêm truyền. Bạn cũng sẽ nhận được cordarone viên nén ngay ngày đầu tiên tiêm truyền với liều 3 viên/ngày. Liều này có thể tăng đến 4 hoặc thậm chí 5 viên/ngày nếu cần thiết.
- Hồi sinh hô hấp – tuần hoàn trong trường hợp ngừng tim do rung thất đã đề kháng với sốc điện ngoài lồng ngực.
- Khuyến cáo nên sử dụng ống thông tĩnh mạch trung tâm nếu như được thiết lập ngay tức thì; nếu không thì có thể cho thuốc qua đường tĩnh mạch ngoại biên bằng cách dùng tĩnh mạch có kích thước lớn cho phép đạt tốc độ dòng cao nhất có thể.
- Liều khởi đầu là tiêm tĩnh mạch 300mg (hoặc 5mg/kg) pha trong 20ml dung dịch glucose 5% và tiêm nhanh. Có thể tiêm thẳng tĩnh mạch thêm 150mg (hoặc 2,5mg/kg) nếu vẫn còn rung thất.
Cách dùng
Cordarone 150mg/3ml, dung dịch tiêm tĩnh mạch chỉ được dùng trong bệnh viện chuyên khoa và dưới sự theo dõi liên tục về huyết áp và điện tâm đồ, ngoại trừ trường hợp cấp cứu.
Cách mở ống thuốc:
Hình 1: Cầm chắc ống thuốc, chấm màu trên ống đối diện với bạn.
Hình 2 và 3: Nắm đầu ống tiêm giữa ngón tay cái và ngón trỏ (ngón cái đặt ngay chấm màu trên ống), rồi dùng lực hướng ra phía sau để bẻ ống.
- Dùng qua đường tĩnh mạch trung tâm trừ trường hợp hồi sinh hô hấp – tuần hoàn trong ngừng tim do rung thất đã đề kháng với sốc điện ngoài lồng ngực.
- Thuốc này chỉ được dùng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch pha trong dung dịch đẳng trương glucose 5%. Không pha thuốc trong dung dịch đẳng trương NaCl 0.9%.
- Dùng dụng cụ bằng PVC hoặc chất dẻo y tế DEHP di(2-ethylhexyl) phtalate có thể dẫn đến sự phóng thích DEHP khi có sự hiện diện của dung dịch thuốc tiêm amiodarone.
- Để giảm đến mức tối thiểu các bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi DEHP nên tiêm truyền dung dịch amiodarone trong dụng cụ không có DEHP như PVC không có DEHP, polyolefins (polyethylene, polypropylene), thủy tinh…
- Hồi sinh hô hấp – tuần hoàn trong trường hợp ngừng tim do rung thất đã đề kháng với sốc điện ngoài lồng ngực.
- Khuyến cáo nên sử dụng ống thông tĩnh mạch trung tâm nếu như được thiết lập ngay tức thì; nếu không thì có thể cho thuốc qua đường tĩnh mạch ngoại biên bằng cách dùng tĩnh mạch có kích thước thước lớn cho phép đạt tốc độ dòng cao nhất có thể.
Số lần và lúc cần sử dụng thuốc:
- Trong điều trị ban đầu, việc tiêm truyền có thể lặp lại từ 2 đến 3 lần trong ngày.
Quá liều
- Trong trường hợp quá liều, gọi ngay cho bác sĩ của bạn hay trung tâm chống độc trong vùng bạn ở.
- Việc dùng quá liều amiodarone ít được ghi nhận. Một vài trường hợp như chậm nhịp tim, rối loạn nhịp tâm thất, đặc biệt là xoắn đỉnh và suy gan đã được báo cáo. Nên điều trị triệu chứng. Do động học của thuốc, thời gian theo dõi nên đủ dài, đặc biệt là chức năng của tim.
- Amiodarone và các chất chuyển hóa của nó không thể thẩm tách.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Dị ứng đã biết với iod hoặc amiodarone, hoặc một trong các thành phần của thuốc.
- Cường tuyến giáp
- Một số rối loạn nhịp tim và/hoặc tính dẫn truyền
- Khó chịu đột ngột kèm với tụt huyết áp
- Hạ huyết áp trầm trọng
- Nhịp tim chậm quá mức
- Sau 3 tháng đầu của thai kì
- Phụ nữ đang thời kì cho con bú
- Trẻ em dưới 3 tuổi do có sự hiện diện của benzyl ancol
- Khi dùng chung với các thuốc có khả năng gây ra xoắn đỉnh (rối loạn nhịp tim nặng)
- Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm la (quinidine, hydroquinidine, disopyramide)
- Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (sotalol, dofetilide, ibutilide)
- Các thuốc khác (như arsenious trioxide, bepridil, cisapride, diphemanil, dolasetron tiêm tĩnh mạch, erythromycin tiêm tĩnh mạch, mizolastine, moxifloxacin, spiramicin tiêm tĩnh mạch, toremifene, vincamine tiêm tĩnh mạch) (xem ‘’Tương tác thuốc”)
- Không áp dụng các chống chỉ định này khi dùng amiodarone để hồi sinh hô hấp – tuần hoàn trong trường hợp ngừng tim do rung thất đã đề kháng với sốc điện ngoài lồng ngực.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Tại chỗ: có thể gây viêm tĩnh mạch sau khi truyền tĩnh mạch, tác dụng này có thể tránh được bằng cách sử dụng đường truyền tĩnh mạch trung ương.
Toàn thân:
- Nóng bừng mặt, đổ mồ hôi, buồn nôn (tiêm tĩnh mạch).
- Hạ huyết áp, thường ở mức vừa phải và thoáng qua. Một vài trường hợp hạ huyết áp quá mức hay trụy tim mạch đã được ghi nhận sau khi tiêm quá liều hoặc tiêm quá nhanh.
- Nhịp tim chậm vừa phải. Trong vài trường hợp, đặc biệt ở người lớn tuổi, nhịp tim chậm đáng kể, hiếm khi gây ngưng xoang, cần phải ngưng điều trị.
- Gây loạn nhịp hoặc làm nặng thêm loạn nhịp đã có trước đó ở một vài trường hợp bị ngưng tim. Với những hiểu biết hiện nay, chưa thể phân biệt được điều này là do thuốc hay điều này có liên quan đến bệnh lý tim cơ bản hoặc do thiếu sự điều trị. Những tác dụng phụ này ít được ghi nhận hơn so với hầu hết các thuốc chống loạn nhịp khác và nói chung chỉ thường xảy ra trong trường hợp tương tác với một số thuốc nhất định hoặc khi có rối loạn điện giải (xem Tương tác thuốc).
- Tăng đơn thuần transaminase, thường ở mức vừa phải (gấp 1,5-3 lần bình thường) lúc mới khởi đầu điều trị. Triệu chứng này thường thoái triển một cách tự phát hoặc khi giảm liều.
- Vài trường hợp có các rối loạn cấp tính về gan với tăng men transaminase và/hoặc vàng da, đôi khi gây tử vong. Phải ngưng điều trị và theo dõi chặt chẽ các xét nghiệm về chức năng gan.
- Các tác dụng rất hiếm gặp khác được ghi nhận sau khi tiêm tĩnh mạch bao gồm : sốc phản vệ, tăng áp nội sọ lành tính, co thắt phế quản và/hoặc ngưng thở khi có suy hô hấp nặng, đặc biệt ở những bệnh nhân hen phế quản.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
- Cần theo dõi lâm sàng chặt chẽ và điều trị các phản ứng có hại. Hạ huyết áp chỉ xuất hiện sau truyền tĩnh mạch, xử trí bằng cách giảm tốc độ truyền. Phải điều trị hạ kali huyết và suy tim trước khi dùng amiodaron. Nhịp tim chậm thường phụ thuộc vào liều dùng. Một số người bệnh cao tuổi (người bị suy nút xoang) đã bị nhịp chậm nặng, thậm chí ngừng xoang. Có thể xảy ra rối loạn dẫn truyền như blốc xoang nhĩ và các mức độ blốc nhĩ thất khác nhau. Tác dụng gây loạn nhịp xuất hiện chủ yếu khi dùng phối hợp amiodaron với digoxin, các thuốc chống loạn nhịp khác và với người bệnh hạ kali huyết. Cần ngừng thuốc khi xảy ra loạn nhịp nặng.
- Các phản ứng có hại lên hệ thần kinh và hệ tiêu hóa xảy ra ở khoảng 20 40% số ca điều trị khi mới dùng thuốc và mất đi trong vòng 1 2 tháng điều trị. Bệnh dây thần kinh ngoại vi và bệnh về cơ ít gặp nhưng nặng và không phải luôn luôn có khả năng hồi phục.
- Cả suy giáp lẫn cường giáp đã xảy ra khi điều trị với amiodaron. Iod chiếm 37,3% (khối lượng/khối lượng) trong phân tử amiodaron hydroclorid, vì vậy cần đánh giá chức năng tuyến giáp trong và sau điều trị (trong vòng 2 – 3 tháng). Suy giáp có thể xảy ra nhanh, xử trí bằng cách giảm liều từ từ và điều trị cấn thận bằng L-thyroxin. Chức năng tuyến giáp sẽ hồi phục trong vòng 3 tháng sau khi ngừng dùng thuốc. Cường giáp cũng có thể xảy ra nhanh, cần phải ngừng dùng amiodaron. Các thuốc kháng giáp trạng đôi khi không có tác dụng, xử trí bằng glucocorticoid liều cao (prednisolon 1 mg/kg) trong vài tuần.
- Mẫn cảm ánh sáng có thể xảy ra, cần phải giảm liều và hiếm khi phải ngừng dùng thuốc.
- Cần kiểm tra thường xuyên các phản ứng có hại đối với gan. Transaminase thường tăng khi mới dùng thuốc, nếu transaminase tăng từ 1,5 3 lần trên mức bình thường, cần phải giảm liều hoặc ngừng thuốc. Xơ gan và vàng da có thể xảy ra. Nếu có nghi ngờ về nhiễm độc gan nghiêm trọng phải ngừng thuốc.
- Vi lắng đọng giác mạc không triệu chứng gặp ở hầu hết các người bệnh, thường có thể phát hiện bằng khám mắt bằng đèn khe. Vi lắng đọng giác mạc và rối loạn thị giác có thể phục hồi sau khi giảm liều hoặc ngừng thuốc. Dùng thuốc nhỏ mắt methylcelulose để làm giảm độ nặng của vi lắng đọng.
- Viêm phế nang lan tỏa và xơ phổi là phản ứng có hại thường gặp và có thể gây tử vong ở một vài người bệnh. Có hai dạng nhiễm độc phổi: một dạng có thể phát hiện sớm với liều thấp và có cơ chế miễn dịch, dạng thứ hai liên quan đến thời gian điều trị và liều, phụ thuộc vào độc tính trực tiếp của thuốc. Triệu chứng là khó thở (có hoặc không có bệnh cảnh toàn thân). Người bệnh khó thở cần được kiểm tra kỹ lưỡng khi có nghi ngờ viêm phế nang. Cần ngừng thuốc ngay và có thể sử dụng corticosteroid.
Tương tác với các thuốc khác
Chống chỉ định phối hợp:
- Các thuốc có khả năng gây xoắn đỉnh: Một số các thuốc chống loạn nhịp khác (bépridil, quinidine, sotalol), thuốc không có tác dụng chống loạn nhịp (vincamine, sultopride, rythromycine tiêm tĩnh mạch…) vì làm tăng nguy cơ xoắn đỉnh.
Không nên phối hợp:
- Các thuốc ức chế bêta, vài thuốc ức chế calci nhất định (vérapamil, diltiazem) vì có thể gây rối loạn tính tự động (nhịp chậm trầm trọng) và rối loạn dẫn truyền.
- Các thuốc nhuận trường kích thích vì gây hạ kali, qua đó làm tăng nguy cơ gây xoắn đỉnh.
Thận trọng khi phối hợp:
- Các thuốc gây giảm kali máu: Các thuốc lợi tiểu đơn thuần hay phối hợp gây hạ kali máu, corticoide dùng đường toàn thân, amphot ricine B tiêm tĩnh mạch.
- Các thuốc kháng đông uống do tăng nguy cơ chảy máu.
- Digitalis: Do thuốc có thể gây rối loạn dẫn truyền nhĩ thất và rối loạn tính tự động; với digoxine, thuốc có thể làm tăng nồng độ digoxine trong máu. Cần theo dõi lâm sàng, điện tâm đồ, và các chỉ số sinh học khi sử dụng phối hợp; có thể cần phải điều chỉnh liều digitalis.
- Phénytoine: Có thể làm tăng nồng độ phénytoine với các dấu hiệu của quá liều, đặc biệt là các dấu hiệu về thần kinh. Cần theo dõi lâm sàng và giảm liều phénytoine ngay khi có các dấu hiệu quá liều.
- Gây mê toàn thân, oxy liệu pháp: Có thể gây nhịp chậm trầm trọng không đáp ứng với atropine, hạ huyết áp, rối loạn dẫn truyền, giảm cung lượng tim. Đã có một vài trường hợp suy hô hấp nặng, đôi khi gây tử vong ngay sau phẫu thuật. Vì thế trước khi phẫu thuật, phải báo cho bác sĩ gây mê biết bệnh nhân đang dùng amiodarone.
- Ciclosporine: Có thể làm tăng nồng độ ciclosporine trong máu, cần điều chỉnh liều.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
- Rối loạn nhịp tiêm nặng khi không thể uống được, trừ trường hợp hồi sinh hô hấp – tuần hoàn trong ngừng tim do rung thất đã đề kháng với sốc điện ngoài lồng ngực.
- Không bao giờ được dùng thuốc theo đường tĩnh mạch ngoại biên. Nên sử dụng ống thông tĩnh mạch trung tâm.
- Hồi sinh hô hấp – tuần hoàn trong trường hợp ngừng tim do rung thất đã đề kháng với sốc điện ngoài lồng ngực:
- Khuyến cáo nên sử dụng ống thông tĩnh mạch trung tâm nếu như được thiết lập ngay tức thì; nếu không thì có thể cho thuốc qua đường tĩnh mạch ngoại biên bằng cách dùng tĩnh mạch có kích thước lớn cho phép đạt tốc độ dòng cao nhất có thể.
- Không pha thêm bất kì thuốc nào vào ống tiêm đang dùng amiodarone.
- Ngay khi tiêm truyền rất chậm thuốc vẫn có thể làm nặng thêm rối loạn nhịp, hạ huyết áp hoặc suy tim, hoặc gây nên rối loạn hô hấp và/hoặc gan.
- Khuyến cáo không nên dùng amiodarone đồng thời với ciclosporin, diltiazem (dạng tiêm) và verapamil (dạng tiêm), một số thuốc diệt kí sinh trùng (halofantrine, lumefantrine, pentamidine), một số thuốc an thần (amisulpride, chlorpromazine, cyamemazine, droperidol, fluphenazine haloperidol, levomepromazine, pimozide, pipamperone, pipotiazine, sertindole, sulpiride, sultopride, tiapride, zuclopenthixol) và methadone (xem “Tương tác thuốc”).
Thận trọng khi dùng:
- Cần thận trọng khi dùng thuốc này đối với bệnh nhân rối loạn chất điện giải, đặc biệt là những bệnh nhân thiếu hụt kali. Ngoại trừ trường hợp cấp cứu, chỉ nên dùng thuốc này trong bệnh viện chuyên khoa và dưới sự theo dõi liên tục.
- Nếu bạn phải trải qua phẫu thuật, hãy thông báo cho người gây mê biết bạn đang dùng amiodarone.
- Danh sách các tá dược cần biết để tránh nguy cơ của thuốc đối với một số bệnh nhân: Benzyl alcohol.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Phụ nữ mang thai: Ngoại trừ trường hợp cấp cứu, do có sự hiện của iodine, thuốc này chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 trở đi.
- Phụ nữ cho con bú: Thuốc cũng chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú. Cần phải báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn biết bạn đang mang thai hoặc đang thời kì cho con bú trước khi dùng bất kì loại thuốc nào.
Người lái xe và vận hành máy móc
- Không áp dụng vì đây là thuốc sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hay cấp cứu.
Bảo quản
- Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Đánh Giá - Bình Luận
- Đặt đơn thuốc trong 30 phút. Gửi đơn
- Giao nhanh 2H nội thành HCM Chính sách giao hàng 2H.
- Mua 1 tặng 1 Đông Trùng Hạ Thảo Famitaa. Xem ngay
- Mua Combo giá tốt hơn. Ghé ngay
- Miễn phí giao hàng cho đơn hàng 700K
- Đổi trả trong 6 ngày. Chính sách đổi trả