Temoside 100 Cipla 5 viên

* Hình sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian
** Giá sản phẩm có thể thay đổi tuỳ thời điểm

30 ngày trả hàng Xem thêm

 Các sản phẩm được đóng gói và bảo quản an toàn.

#11665
Temoside 100 Cipla 5 viên
5.0/5
Giá bán:
0 đ

Tìm thuốc Temozolomide khác

Tìm thuốc cùng thương hiệu Cipla khác

Nhà sản xuất

Cipla

 Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM

Bạn muốn nhận hàng trước 4h hôm nay. Đặt hàng trong 55p tới và chọn giao hàng 2H ở bước thanh toán. Xem chi tiết

Tất cả sản phẩm thay thế

Chỉ dành cho mục đích thông tin. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Thông tin sản phẩm

Hoạt chất:
Quy cách đóng gói:
Thương hiệu:
Xuất xứ:
Thuốc cần kê toa:
Dạng bào chế:
Hàm Lượng:
Nhà sản xuất:

Nội dung sản phẩm

Thành phần

Công dụng (Chỉ định)

  • U nguyên bào thần kinh đệm đa hình (glioblastoma multiforme): Temozolomid được dùng kết hợp với xạ trị để điều trị cho người lớn mới được chẩn đoán u nguyên bào đệm đa hình. Thuốc cũng được dùng để điều trị duy trì.
  • U tế bào hình sao mất biệt hóa (anaplastic astrocytoma): Temozolomid được dùng để điều trị u tế bào hình sao mất biệt hóa kháng thuốc ở người lớn, giai đoạn bệnh tiến triển sau điều trị khởi đầu bằng nitrosoure và procarbazin.

Liều dùng

U nguyên bào thần kinh đệm đa hình:

  • Giai đoạn phối hợp : Để phối hợp với xạ trị, liều điều trị khởi đầu theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch của temozolomid là 75 mg/ m2 bề mặt da/ngày, trong 42 ngày, phối hợp với xạ trị tại chỗ (60 Gy cho làm 30 phân đoạn). Không khuyến cáo giảm liều trong giai đoạn phối hợp nhưng có thể phải tạm ngừng hoặc ngừng hẳn việc dùng thuốc nếu xuất hiện độc tính.
  • Nên làm xét nghiệm công thức máu trước và trong quá trình điều trị (hàng tuần) bằng temozolomid. Tiêu chí quyết định tiếp tục dùng thuốc bao gồm: Bạch cầu đa nhân trung tính tuyệt đối (ANC) > 1 500/ mm3, số lượng tiểu cầu > 100 000/mm3 và xuất hiện độc tính không phải trên hệ tạo máu cấp độ 1 hoặc không nặng (ngoại trừ rụng tóc, buồn nôn và nôn). Nếu đạt, nên thực hiện trị liệu bằng temozolomid liên tục hàng ngày trong 42 ngày (có thể lên tới 49 ngày).
  • Nên tạm ngừng điều trị bằng temozolomid nếu ANC trong khoảng 500 – 1 499/mm3, hoặc số lượng tiểu cầu trong khoảng 10000 – 99000/mm3, hoặc xuất hiện độc tính không phải trên hệ tạo máu ở cấp độ 2 (ngoại trừ rụng tóc, buồn nôn và nôn). Có thể dùng thuốc trở lại khi tất cả các tiêu chí trên đều đạt yêu cầu.
  • Ngừng hẳn việc dùng thuốc khi ANC < 500/mm3, số lượng tiểu cầu < 10 000/mm3, hoặc xuất hiện độc tính không phải trên hệ tạo máu ở cấp độ 3 và 4 (ngoại trừ rụng tóc, buồn nôn và nôn). Những bệnh nhân có bất kỳ biểu hiện độc tính nào mô tả ở trên sẽ không được dùng các chế độ trị liệu phối hợp có chứa temozolomid và không được phép áp dụng trị liệu duy trì.
  • Giai đoạn duy trì: 4 tuần sau khi bệnh nhân hoàn thành trị liệu phối hợp, bắt đầu tiến hành điều trị duy trì, gồm tới 6 chu trình nếu dung nạp được. Trong thời kỳ điều trị duy trì, liều temozolomid cho ngày 1 lần trong 5 ngày, tiếp theo là thời gian nghỉ thuốc 23 ngày trong 1 chu trình 28 ngày.
  • Chu trình 1 dùng liều khởi đầu uống hoặc tiêm tĩnh mạch 150 mg/ m2 bề mặt da/ngày một lần, 5 ngày liên tục, tiếp theo là thời gian nghỉ thuốc 23 ngày.
  • Liều của chu trình tiếp theo được xác định dựa trên độc tính của thuốc. Xét nghiệm công thức máu trước khi điều trị vào ngày 1 và vào ngày 22 (21 ngày sau khi dùng liều temozolomid đầu tiên) và sau đó theo dõi hàng tuần. Không dùng thuốc tiếp nếu không đạt tiêu chí: ANC > 1 500/mm3, số lượng tiểu cầu > 100 000/mm3 và xuất hiện độc tính không phải trên hệ tạo máu cấp độ 1 hoặc không nặng (ngoại trừ rụng tóc, buồn nôn và nôn).
  • Đối với người đạt được các tiêu chí sau chu trình 1, có thể tăng liều lên 200 mg/m2 bề mặt da/ngày một lần, dùng 5 ngày liên tục cho chu trình 2 và duy trì mức liều này cho các chu trình tiếp theo nếu đạt tiêu chí dùng thuốc.
  • Đối với những bệnh nhân xuất hiện độc tính của thuốc trong chu trình 1, không nên tăng liều ở chu trình 2 cũng như các chu trình tiếp theo. Nếu có bất kì độc tính nào sau đây, nên giảm 50 mg/mcho mức liều temozolomid hàng ngày (ví dụ từ 150 mg/m2 xuống 100 mg/m2, hoặc từ 200 mg/m2 xuống 150 mg/m2) đối với chu trình tiếp theo: ANC < 1 000/mm3, số lượng tiểu cầu < 50 000/mm3, hoặc hoặc xuất hiện độc tính không phải trên hệ tạo máu ở cấp độ 3 (ngoại trừ rụng tóc, buồn nôn và nôn). Cần phải dựa trên mức thấp nhất của công thức máu và độc tính nặng nhất không phải trên hệ tạo máu của chu trình trước để giảm liều cho chu trình tiếp theo. Nên ngừng hẳn điều trị bằng temozolomid khi có bất kì tiêu chí nào sau đây: Liều giảm xuống dưới 100 mg/m2 do độc tính của thuốc ở chu trình trước, sau khi giảm liều tái xuất hiện độc tính không phải trên hệ tạo máu ở cấp độ 3 (ngoại trừ rụng tóc, buồn nôn và nôn) hoặc xuất hiện độc tính không phải trên hệ tạo máu ở cấp độ 4 (ngoại trừ rụng tóc, buồn nôn và nôn).

U tế bào hình sao mất biệt hóa:

  • Liều khởi đầu: 150 mg/m2/ngày trong 5 ngày, lặp lại liều cách nhau 28 ngày.
  • Các liều tiếp theo: 100 – 200 mg/m2/ngày trong 5 ngày cho mỗi chu trình điều trị, dựa dung nạp huyết học.
  • ANC < 1 000/mm3 hoặc tiểu cầu < 50 000/mm3 vào ngày 22 hoặc ngày 29 (ngày 1 của chu trình sau): Hoãn điều trị cho tới khi
  • ANC > 1 500/mm3 và tiểu cầu > 100 000/mm3; giảm liều khoảng 50 mg/m2/ngày cho chu trình sau.
  • ANC từ 1 000 – 1 500/mm3 hoặc tiểu cầu 50 000 – 100 000/mmvào ngày 22 hoặc ngày 29 (ngày 1 của chu trình sau): Hoãn điều trị cho tới khi ANC > 1 500/mm3 và tiểu cầu > 100 000; duy trì liều khởi đầu.
  • ANC > 1 500/mm3 và tiểu cầu > 100 000/mm3 vào ngày 22 hoặc ngày 29 (ngày 1 của chu trình sau): Tăng liều tới hoặc duy trì liều 200 mg/m2/ngày cho chu trình sau.
  • Có thể tiếp tục điều trị bằng temozolomid đến khi bệnh tiến triển. Đã thiết lập được chế độ điều trị bằng temozolomid lên tới 2 năm.

Người suy gan và suy thận:

  • Sử dụng thận trọng đối với người suy gan và suy thận nặng. Đối với người suy gan nhẹ và vừa, dược động học của thuốc tương tự như người bình thường. Độ thanh thải của thuốc cũng không thay đổi trên những người có Cl trong khoảng 36 – 130 ml/phút/m2.

Người cao tuổi và phụ nữ:

  • Đối với những bệnh nhân dùng temozolomid để điều trị u tế bào hình sao mất biệt hóa, người cao tuổi và phụ nữ có nguy cơ xảy ra suy tủy cao hơn. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn điều chỉnh liều nào khác ngoài việc điều chỉnh liều dựa trên ANC và số lượng tiểu cầu.

Cách dùng

  • Temozolomid được dùng theo đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
  • Liều tiêm truyền tĩnh mạch trong vòng 90 phút bằng với liều dùng theo đường uống. Đã thiết lập được tương đương sinh học của chế phẩm dùng theo đường uống và đường tiêm truyền tĩnh mạch trong vòng 90 phút. Thời gian tiêm truyền ngắn hơn hoặc dài hơn có thể không tối ưu hoặc làm gia tăng tác dụng không mong muốn.
  • Khi dùng theo đường uống, temozolomid được dùng ngày một lần, nuốt nguyên viên với một cốc nước đầy. Nếu nang thuốc vô tình bị mở, cần hết sức thận trọng để không hít phải thuốc hoặc tiếp xúc trực tiếp với da và niêm mạc. Trong trường hợp nang thuốc bị vỡ, dùng găng tay và kính bảo hộ để tránh tiếp xúc với thuốc. Nên uống vào lúc đói để hạn chế buồn nôn và nôn. Thời điểm phù hợp để uống thuốc là trước khi đi ngủ. Có thể uống thuốc chống nôn trước hoặc ngay sau khi uống temozolomid.
  • Bác sĩ nên xác định ngay số lượng viên nang theo từng loại hàm lượng mà bệnh nhân sẽ phải dùng dựa trên liều thuốc đã được kê đơn (ví dụ liều 275 mg/ngày, dùng 5 ngày sẽ được chia thành năm viên 250 mg, năm viên 20 mg và năm viên 5 mg). Mỗi loại viên được chia vào từng hộp riêng và dán nhãn phù hợp. Bệnh nhân được chỉ dẫn chi tiết về số lượng và loại viên phải uống trong từng hộp để có liều dùng đúng cho một ngày.
  • Temozolomid dùng theo đường tiêm phải được pha ngay trước khi dùng. Nếu lọ thuốc không may bị mở, cần hết sức thận trọng để không hít phải thuốc hoặc tiếp xúc trực tiếp với da và niêm mạc. Trong trường hợp lọ thuốc bị vỡ, dùng găng tay và kính bảo hộ để tránh tiếp xúc với thuốc.
  • Trước khi pha, phải đưa lọ thuốc về nhiệt độ phòng. Cho 41 ml nước cất pha tiêm vào lọ thuốc chứa 100 mg temozolomid để được dung dịch thuốc có nồng độ 2,5 mg/ml, xoay nhẹ lọ thuốc cho tan hết, không lắc. Dung dịch đã pha có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng (25 oC) tới 14 giờ (bao gồm cả thời gian truyền). Dung dịch đã pha phải được kiểm tra cảm quan trước khi tiêm, nếu thấy lọ thuốc có vấn phải bỏ. Không nên pha loãng tiếp dung dịch đã pha trước khi dùng. Sử dụng kĩ thuật vô khuẩn để lấy một lần một thể tích thuốc đã được tính toán liều dùng trong số 40 ml dung dịch thuốc đã pha trong lọ chuyển vào túi truyền rỗng bằng chất liệu polyvinylchlorid (PVC), dung tích 250 ml. Chưa có nghiên cứu về tương hợp giữa dung dịch thuốc với túi truyền không phải PVC. Temozolomid được dùng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch trong vòng 90 phút bằng bơm truyền. Dây truyền tĩnh mạch cần được làm sạch trước và sau mỗi lần truyền temozolomid. Không đưa các thuốc khác vào cùng dây truyền tĩnh mạch với temozolomid.

Quá liều

  • Trong trường hợp quá liều, đánh giá các chỉ số sinh hóa máu.
  • Các biện pháp điều trị triệu chứng cần được thực hiện khi cần thiết.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Mẫn cảm với temozolomid và bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Mẫn cảm với dacarbazin (vì cả hai thuốc đều bị chuyển hóa thành MTIC).

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Trên bệnh nhân u não, rất khó phân biệt ADR của thuốc trên TKTW với triệu chứng của bệnh tiến triển.

Trên những người dùng temozolomid để điều trị u nguyên bào đệm đa hình mới được chẩn đoán, các ADR thường gặp nhất bao gồm rụng tóc, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau đầu, táo bón. Khoảng một nửa (49%) số người dùng thuốc trải qua ít nhất một tác dụng không mong muốn nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng, phổ biến nhất là mệt mỏi (13%), co giật (6%), đau đầu (5%), giảm tiểu cầu (5%).

Trên những người dùng temozolomid để điều trị u tế bào hình sao mất biệt hóa, các ADR thường gặp nhất bao gồm buồn nôn, nôn, đau đầu, mệt mỏi. ADR thường ở mức độ nhẹ và vừa. Triệu chứng buồn nôn và nôn mức độ nặng gặp với tỷ lệ tương ứng là 10% và 6% số người dùng thuốc.

Những người dùng temozolomid theo đường tiêm truyền có thể gặp một số ADR không có ở người dùng thuốc theo đường uống như đau, kích ứng, ngứa, nóng rát, sưng, ban da tại chỗ tiêm, xuất huyết và tụ máu.

Tỷ lệ gặp ADR đã được báo cáo như sau:

  • Tim mạch: Phù ngoại vi (11%).
  • TKTW: Mệt mỏi (34 – 61%), đau đầu (23 – 41%), động kinh (6 – 23%), liệt nửa người (18%), sốt (13%), chóng mặt (5 – 12%), mất điều vận (11%), mất trí nhớ (10%), mất ngủ (4 – 10%), ngủ gà (9%), mất điều hòa (8%), liệt nhẹ (8%), lo âu (7%), suy giảm trí nhớ (7%), trầm cảm (6%), lẫn (5%).
  • Da liễu: Rụng tóc (55%), đỏ da (8 – 13%), ngứa (5 – 8%), khô da (5%), ban đỏ (1%).
  • Tiêu hóa: Buồn nôn (49 – 53%, cấp độ 3/4: 1 – 10%), nôn (29 – 42%, cấp độ 3/4: 2 – 6%), táo bón (22 – 33%), chán ăn (9 – 27%), tiêu chảy (10 – 16%), viêm miệng (9%), đau bụng (5 – 9%), khó nuốt (7%), rối loạn vị giác (5%), tăng cân (5%).
  • Hệ tạo máu: Giảm lympho bào (cấp độ 3/4: 55%), giảm tiểu cầu (cấp độ 3/4: Người lớn: 4 – 19%; trẻ em: 25%), giảm bạch cầu trung tính (cấp độ 3/4: Người lớn: 8 – 14%; trẻ em: 20%), giảm bạch cầu (cấp độ 3/4: 11%), thiếu máu (cấp độ 3/4: 4%).
  • Thần kinh cơ và xương: Yếu cơ (7 – 13%), dị cảm (9%), đau lưng (8%), đi khập khiễng (6%), đau khớp (6%), đau cơ (5%).
  • Nội tiết và chuyển hóa: Tăng năng vỏ tuyến thượng thận (8%), đau ngực (ở phụ nữ: 6%).
  • Tiết niệu: Mất chủ động (8%), nhiễm khuẩn tiết niệu (8%), tiểu rắt (6%).
  • Mắt: Nhìn mờ (5 – 8%), song thị (5%), giảm thị lực (5%).
  • Hô hấp: Viêm họng (8%), nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (8%), ho (5 – 8%), viêm xoang (6%), khó thở (5%).
  • Khác: Nhiễm virus (11%), phản ứng dị ứng (đến 3%).

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

  • Có khả năng gặp nhiễm khuẩn cơ hội như viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (Pneumocystis carnii) trên bệnh nhân điều trị bằng temozolomid. Nguy cơ càng cao khi thời gian điều trị càng kéo dài. Cần điều trị dự phòng (ví dụ dùng pentamidin dạng hít hoặc co-trimoxazol theo đường uống) cho tất cả bệnh nhân dùng phác đồ temozolomid 42 ngày kết hợp với xạ trị. Trên những bệnh nhân có hiện tượng giảm lympho bào trong giai đoạn điều trị phối hợp, cần phải điều trị dự phòng cho đến khi phục hồi. Phải giám sát chặt chẽ nguy cơ viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (Pneumocystis carnii) đối với tất cả bệnh nhân dùng temozolomid, đặc biệt là những người có dùng kết hợp corticoid.
  • Có thể dùng thuốc chống nôn đế giảm bớt triệu chứng buồn nôn, nôn.

Tương tác với các thuốc khác

  • Temozolomid có thể làm tăng nồng độ/tác dụng của natalizumab, vắc xin sống.
  • Tránh phối hợp temozolomid với natalizumab, vắc xin sống.
  • Tránh phối hợp các thuốc gây độc tế bào (trong đó có temozolomid) với clozapin do gia tăng nguy cơ mất bạch cầu hạt.
  • Valproat làm tăng nồng độ huyết tương của temozolomid.
  • Trastuzumab cũng có thể làm tăng nồng độ/tác dụng của temozolomid.
  • Temozolomid có thể làm giảm nồng độ/tác dụng của vắc xin bất hoạt.
  • Echinacea làm giảm nồng độ/tác dụng của temozolomid.
  • Temozolomid và chất chuyển hóa MTIC chỉ chuyển hóa tối thiểu qua isoenzym gan. Chưa rõ khả năng tương tác dược động học của các thuốc có tác động đến enzym chuyển hóa ở gan với temozolomid.
  • Chưa rõ ảnh hưởng của carbamazepin và co­trimoxazol đến độ thanh thải của temozolomid, tuy nhiên nên lưu ý khả năng tăng độc tính huyết học (ví dụ thiếu máu bất sản).

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

  • Do độc tính của thuốc nên phải thận trọng khi tiếp xúc với thuốc và chất thải từ thuốc (bơm kim tiêm, lọ đựng…). Sử dụng găng tay, mặt nạ hoặc kính bảo hộ khi tiếp xúc với thuốc.
  • Để giảm thiểu nguy cơ dùng thuốc không đúng liều, bệnh nhân cần được dùng dạng bào chế phù hợp với mức liều hàng ngày và được hướng dẫn chi tiết về chế độ liều dùng.
  • Trên tất cả bệnh nhân sử dụng temozolomid, giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu trung tính là các độc tính phụ thuộc liều. Giảm toàn thể huyết cầu kéo dài có thể gây ra thiếu máu bất sản, đã có báo cáo về một số trường hợp độc tính ở mức độ nguy hiểm đến tính mạng. Trên những bệnh nhân dùng temozolomid để điều trị u nguyên bào đệm thần kinh đa hình mới được chẩn đoán, bất thường về tiểu cầu ở cấp độ 3 hoặc 4, kể cả giảm tiểu cầu xảy ra ở 14% bệnh nhân và bất thường về bạch cầu trung tính ở cấp độ 3 hoặc 4, kể cả giảm bạch cầu trung tính xảy ra ở 8% bệnh nhân. Trên những bệnh nhân dùng temozolomid để điều trị u tế bào hình sao mất biệt hóa, nguy cơ giảm tiểu cầu và/hoặc giảm bạch cầu trung tính cấp độ 4 xảy ra cao hơn đối với người cao tuổi và phụ nữ. Độc tính thường xảy ra vào cuối chu trình, bất thường số lượng tiểu cầu thường xuất hiện sau 26 ngày và bất thường bạch cầu trung tính sau 28 ngày của chu trình điều trị. Các độc tính này thường xuất hiện ở những chu trình đầu tiên, phục hồi trong vòng 14 ngày và không tích lũy. Có thể phải nhập viện, truyền máu hoặc ngừng thuốc để giải quyết nguy cơ suy tủy. Cần định kì kiểm tra công thức máu, điều chỉnh liều, tạm ngừng hoặc ngừng trị liệu để giảm độc tính của thuốc.
  • Đã có báo cáo về một số trường hợp hiếm gặp hội chứng loạn sản tủy và u ác tính thứ phát, bao gồm cả bạch cầu cấp dòng tủy.
  • Có thể gặp viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (Pneumocystis carinii), nguy cơ gia tăng khi chế độ điều trị có chứa corticoid hoặc khi dùng thuốc dài ngày. Giám sát chặt chẽ khả năng viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (Pneumocystis carinii) trên tất cả bệnh nhân. Cần phải điều trị dự phòng viêm phổi do Pneumocystis jiroveci ở những bệnh nhân xạ trị kết hợp với phác đồ dùng temozolomid 42 ngày; tiếp tục dự phòng trên những bệnh nhân bị giảm lympho bào cho đến khi cải thiện (cấp độ 1 hoặc hơn).
  • Đã có báo cáo về khả năng tái hoạt động của viêm gan virus B gây tử vong trên người dùng temozolomid để điều trị u nguyên bào thần kinh đệm. Cần sàng lọc viêm gan và dùng thuốc kháng virus điều trị dự phòng cho bệnh nhân dùng temozolomid.

Sử dụng ở bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận:

  • Dược động học của temozolomide là tương đương khi so sánh giữa bệnh nhân có chức năng gan bình thường với bệnh nhân suy gan nhẹ và trung bình. Chưa có dữ liệu có giá trị khi dùng Temodal với bệnh nhân suy chức năng gan nghiêm trọng (Child’s loại III) hoặc suy chức năng thận. Dựa vào các tính chất dược động học của temozolomide, không chắc cần giảm liều cho bệnh nhân có rối loạn nặng chức năng gan hoặc thận. Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng khi dùng Temodal cho các đối tượng trên.

Sử dụng ở trẻ em:

  • U nguyên bào thần kinh đa dạng: Chưa có kinh nghiệm lâm sàng khi dùng Temodal ở trẻ em dưới 3 năm tuổi. Kinh nghiệm còn hạn chế khi dùng cho trẻ em trên 3 năm tuổi bị u nguyên bào thần kinh đệm. U sắc tố: chưa có kinh nghiệm lâm sàng ở bệnh nhân dưới 18 tuổi.

Sử dụng ở người cao tuổi:

  • Bệnh nhân cao tuổi (> 70 tuổi) có tăng nguy cơ giảm bạch cầu trung tính và giảm tiểu cầu so với bệnh nhân trẻ tuổi.

Bệnh nhân nam:

  • Bệnh nhân nam khi dùng Temodal cần áp dụng Phương pháp ngừa thai hữu hiệu. Temozolomide có thể có tác dụng độc với di truyền. Vì vậy, nam giới dùng temozolomide cần được dặn dò không được có con trong thời gian điều trị, kể cả trong vòng 6 tháng sau khi đã ngừng dùng thuốc và yêu cầu giữ đông lạnh tinh trùng trước khi khởi đầu điều trị, vì có khả năng vô sinh không hồi phục do dùng temozolomide.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai:

  • Thuốc có thể gây độc cho bào thai. Trên động vật thí nghiệm, thuốc gây dị tật thai và độc phôi ở mức liều thấp hơn liều dùng trên người. Không nên mang thai trong thời gian điều trị. Nếu dùng thuốc trong thời kì mang thai, phải cảnh báo nguy cơ tổn hại đến thai nhi.
  • Đối với nam giới, tránh có con ít nhất 6 tháng sau khi điều trị bằng temozolomid.

Phụ nữ cho con bú:

  • Không rõ temozolomid có phân bố vào sữa mẹ hay không. Nên ngừng nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian dùng thuốc vì khả năng nguy cơ trên nhũ nhi.

Người lái xe và vận hành máy móc

  • Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

Bảo quản

  • Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Xem thêm nội dung
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha
Thuốc này được bán theo đơn của bác sĩ

Tại sao chọn chúng tôi

8 Triệu +

Chăm sóc hơn 8 triệu khách hàng Việt Nam.

2 Triệu +

Đã giao hơn 2 triệu đơn hàng đi toàn quốc

18.000 +

Đa dạng thuốc, thực phẩm bổ sung, dược mỹ phẩm.

100 +

Hơn 100 điểm bán và hệ thống liên kết trên toàn quốc


  • Đa dạng lựa chọn
    Với gần 10.000 sản phẩm


  • Miễn phí giao hàng
    Cho đơn từ 300K nội thành HCM


  • Giao hàng nhanh
    Trong 2 – 3 ngày làm việc

Đơn vị giao hàng

Thanh toán

Theo dõi chúng tôi

 

Hệ Thống Nhà Thuốc chosithuoc.com – Mua nhiều hơn – Giá tốt hơn – Tel: 0828 00 22 44 (8h00 – 21h00)
* Xem chi tiết ưu đãi. Các hạn chế được áp dụng. Giá cả, khuyến mãi và tính khả dụng có thể khác nhau tùy theo thời điểm và tại Parapharmacy.
© 2019 Hộ Kinh Doanh Nhà Thuốc Para Pharmacy. GPDKKD số 41N8151446 do Phòng Kế Hoạch & Tài Chính Tân Bình cấp ngày 01/06/2021. Địa chỉ: 114D Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM. Email: cskh@parapharmacy.vn.

Thiết kế website Webso.vn