Giải đáp thắc mắc: ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?
Phần lớn tất cả mọi người đều nghĩ rằng ăn nhiều đường sẽ mắc bệnh tiểu đường. Vậy thực hư việc ăn nhiều đường có bị tiểu đường không chúng ta sẽ tìm hiểu rõ xem trong bài viết sau đây nhé.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin (hoạt chất mở cánh cửa của các tế bào trong cơ thể để các tế bào có thể hấp thu glucose và dùng glucose biến thành năng lượng hoạt động), dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Bệnh tiểu đường gồm có 3 loại chính: tiểu đường type 1, type 2 và type 3.
- Tiểu đường type 1: Đây là bệnh tự miễn dịch mà tuyến tụy không sản xuất insulin. Có khoảng 15% người mắc bệnh tiểu đường type 1, phần lớn các trường hợp được chẩn đoán là trẻ em và người trưởng thành. Do các tế bào tuyến tụy bị phá hủy không sản xuất được insulin, người bị mắc bệnh tiểu đường type 1 sẽ phải chung sống bệnh suốt đời.
- Tiểu đường type 2: Người mắc bệnh tiểu đường type 2 vẫn sản xuất ra insulin nhưng các tế bào không tiếp nhận insulin. Và đây là dạng thường gặp nhất bởi số người mắc phải chiếm đến 95% từ 30 tuổi trở lên. Bệnh rất ít có triệu chứng và thường phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim hoặc vô tình phát hiện khi đi xét nghiệm. Bệnh tiểu đường type 2 đôi khi được coi là căn bệnh lối sống bởi vì nó thường có nguy cơ do ít vận động, thừa cân và không tập thể dục.
- Tiểu đường type 3: hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ, thường xuất hiện trong thời gian mang thai, thường gặp ở 3 tháng giữa thai kỳ. Khác với bệnh tiểu đường type 1 và type 2, bệnh tiểu đường type 3 sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra hoặc có khả năng mắc lần thứ 2 trong lần mang thai kế tiếp và có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường type 2 sau này trong đời. Phụ nữ mang thai ở tuổi cao có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.
Vậy ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?
Theo các bác sĩ cho biết việc ăn nhiều đường nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng việc ăn đường nhiều chỉ là một phần nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 2.
Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên uống đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 khoảng 25%.
Theo báo cáo, các quốc gia có mức tiêu thụ đường cao nhất có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao nhất. Những nước có mức tiêu thụ đường thấp nhất có tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường thấp nhất.
Việc ăn đường sẽ làm tăng nguy cơ vì fructose tác động trên gan của chúng ta, bao gồm việc thúc đẩy gan nhiễm mỡ, viêm và kháng insulin cục bộ.

Các bạn có thể hiểu khi ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều kẹo, bánh ngọt, đường được hấp thụ vào máu rất nhanh, đường huyết tăng đột ngột, khiến tụy phải hoạt động nhiều (tuyến tụy giải phóng insulin để điều chỉnh đường huyết). Nếu việc này diễn ra liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt là ở người cao tuổi, tụy tạng hoạt động quá tải sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 2.
Khi xét nghiệm máu sẽ thấy lượng đường trong máu tăng cao và xét nghiệm nước tiểu có thể thấy ít hoặc nhiều đường trong đó (nước tiểu bình thường không có đường); vì thế tiểu ra ở đâu có thể có ruồi bâu, kiến đậu ớ đó. Ngoài ra, người bị tiểu đường có thể bị béo phì hay gầy sút, lở loét dễ bị nhiễm trùng dai dẳng, khó điều trị. Nặng hơn nữa có thể bị hôn mê, co giật do hạ đường huyết và toan hóa máu.
Qua thông tin trên hi vọng các bạn đã giải đáp được thắc mắc ăn nhiều đường có bị tiểu đường không . Lời khuyên đến các bạn không nên có thói quen ăn ngọt, không nên ăn ngọt trong một khoảng thời gian dài liên tục sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Chúc các bạn luôn thật nhiều sức khỏe và đừng quên chia sẻ bài viết cho mọi người cùng tham khảo nhé.
Số lần xem: 1073