Thuốc kháng viêm Stella Colchicine Stella 1mg

* Hình sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian
** Giá sản phẩm có thể thay đổi tuỳ thời điểm

30 ngày trả hàng Xem thêm

 Các sản phẩm được đóng gói và bảo quản an toàn.

#10092
Colchicine Stella 1mg 2 vỉ x 10 viên
5.0/5
Giá bán:
24,000 đ
- +
Thêm vào giỏ hàng

 Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM

Bạn muốn nhận hàng trước 4h hôm nay. Đặt hàng trong 55p tới và chọn giao hàng 2H ở bước thanh toán. Xem chi tiết

Tất cả sản phẩm thay thế

Chỉ dành cho mục đích thông tin. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Thông tin sản phẩm

Số đăng ký:
VD-24573-16
Hoạt chất:
Quy cách đóng gói:
Thương hiệu:
Xuất xứ:
Thuốc cần kê toa:
Dạng bào chế:
Hàm Lượng:
Nhà sản xuất:

Nội dung sản phẩm

Thành phần

  • Colchicine: 1mg

Công dụng (Chỉ định)

  • Điều trị cơn gút cấp và phòng ngừa ngắn hạn trong quá trình điều trị khởi đầu với allopurinol và các thuốc gây uric niệu.

Liều dùng

Người lớn:

  • Gút: Khởi đầu 1 mg, tiếp theo 0,5 mg mỗi 2-3 giờ cho đến khi cơn đau giảm hoặc bị nôn hay tiêu chảy. Tổng liều không được quá 6 mg. Không nên lặp lại đợt điều trị trong vòng 3 ngày.
  • Phối hợp với allopurinol hoặc các thuốc gây uric niệu: 0,5 mg x 2-3 lần/ngày.
  • Suy thận: Đối với suy thận từ nhẹ/vừa (độ thanh thải creatinin 10-50mL/phút) giảm liều hoặc tăng khoảng cách giữa các liều.
  • Người cao tuổi: Sử dụng thuốc thật cẩn thận.
  • Trẻ em: Không khuyến cáo.

Cách dùng

  • Colchicine Stella 1mg được dùng bằng đường uống.

Quá liều

Nhiễm độc có thể xảy ra khi dùng liều cao lặp lại nhiều lần hoặc dùng 1 lần. Liều gây độc khoảng 10 mg. Liều gây chết ở người ước khoảng 65 mg.

Triệu chứng:

  • Triệu chứng của quá liều cấp tính do dùng colchicine đường uống có thể xuất hiện trong khoảng từ 1-8 giờ.
  • Những dấu hiệu đầu tiên của độc tính có thể là cảm giác nóng rát và đau buốt ở miệng, cổ họng và khó khăn khi nuốt. Tiếp theo những triệu chứng này là buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Tiêu chảy có thể nặng và xuất huyết kèm đau bụng và cảm giác buốt mót. Những triệu chứng này kết hợp với sự tổn thương mạch máu có thể dẫn đến mất nước, tụt huyết áp và sốc. Suy yếu nhiều cơ quan có thể xảy ra và biểu hiện rõ như độc tính trên thần kinh trung ương, suy tủy xương, tổn thương tế bào gan, tổn thương cơ, suy hô hấp, tổn thương cơ tim và thận. Suy hô hấp, trụy tim mạch hoặc nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến tử vong. Ở những bệnh nhân còn sống sót, rụng tóc, tăng bạch cầu đảo ngược và viêm miệng có thể xảy ra khoảng 10 ngày sau khi quá liều cấp tính.

Xử trí:

  • Người bệnh nên được theo dõi cẩn thận một thời gian sau khi quá liều hoặc bị ngộ độc cấp với colchicine để phát hiện sự khởi phát chậm của các triệu chứng.
  • Trong ngộ độc cấp nên làm rỗng dạ dày bằng cách hút rửa dạ dày và uống nhiều liều than hoạt tính. Có thể cần hỗ trợ hô hấp. Không thể thẩm tách colchicine do mức độ gắn kết vào mô cao. Nên duy trì tuần hoàn và hiệu chỉnh cân bằng dịch và chất điện giải. Có thể tiêm bắp morphin sulphat 10 mg để giảm các cơn co cứng bụng nặng.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Mẫn cảm với colchicine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Colchicine chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
  • Không sử dụng cho bệnh nhân thẩm tách máu vì colchicine không thể bị loại bỏ bằng thẩm tách hay truyền thay đổi máu.
  • Không sử dụng cho bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 10mL/phút).
  • Colchicine chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận hoặc suy gan đang dùng thuốc ức chế P-glycoprotein hay chất ức chế CYP3A4 mạnh.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Thường gặp (1/100 ≤ ADR <1/10)

  • Buồn nôn, nôn, đau bụng.
  • Với liều cao: Tiêu chảy nặng, chảy máu dạ dày-ruột, nổi ban, tổn thương thận.

Ít gặp (1/1.000 ≤ ADR <1/100):

  • Viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc, rối loạn về máu (trị liệu dài ngày), giảm tinh trùng (có hồi phục).

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

  • Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của colchicine là buồn nôn, đau bụng, nôn và tiêu chảy. Cần ngưng dùng colchicine nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên vì đó là các dấu hiệu báo động sớm về khả năng có thể sẽ bị ngộ độc nặng hơn. Trị liệu chỉ được tiếp tục khi hết các triệu chứng trên và thường sau 24-48 giờ. Có thể dùng các thuốc chống tiêu chảy hay thuốc làm chậm nhu động ruột để điều trị tiêu chảy do colchicine gây ra.
  • Điều trị dài ngày: Cần theo dõi đều đặn xem người bệnh có bị tác dụng không mong muốn không, kiểm tra đều đặn các tế bào máu, công thức bạch cầu.
  • Khi có các tác dụng không mong muốn thì phải hiểu đó là dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc. Nên ngưng dùng colchicine hoặc phải giảm liều.

Tương tác với các thuốc khác

  • Các thuốc kháng sinh: Tăng nguy cơ ngộ độc colchicine khi dùng chung với clarithromycin hoặc erythromycin, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận từ trước. Đã có những báo cáo hiếm gặp về những ca tử vong. Giống như các thuốc ức chế CYP3A4, không nên sử dụng các macrolid để điều trị cho những bệnh nhân suy gan hoặc thận đang dùng colchicine.
  • Các thuốc ức chế P-glycoprotein hoặc CYP3A4 mạnh: Colchicine chống chỉ định cho những bệnh nhân suy gan, thận dùng thuốc ức chế P-glycoprotein (như ciclosporin, verapamil hoặc quinidin) hoặc thuốc ức chế CYP3A4 mạnh (như ritonavir, atazanavir, indinavir, clarithromycin, telithromycin, itraconazol, ketaconazol).
  • Ciclosporin: Sử dụng cẩn thận colchicine với ciclosporin vì có thể tăng nguy cơ độc tính trên thận và cơ.
  • Các vitamin: Vitamin B12 có thể bị giảm hấp thu khi sử dụng colchicine dài ngày hoặc liều cao, có thể làm tăng nhu cầu vitamin.
  • Các statin: Bệnh cơ cấp tính được báo cáo ở những bệnh nhân dùng colchicine với statin. Bệnh nhân nên thông báo khi bị đau hoặc yếu cơ.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

  • Nên dùng colchicine thận trọng đối với những bệnh nhân cao tuổi và yếu sức vì có nguy cơ bị ngộ độc cao hơn do tích tụ thuốc.
  • Nên dùng thuốc thận trọng ở những bệnh nhân mắc bệnh tim, gan, đường tiêu hóa hoặc bệnh nhân đang cho con bú.
  • Tránh dùng cho bệnh nhân rối loạn máu.
  • Giảm liều ở những bệnh nhân suy thận từ nhẹ đến vừa.
  • Giảm liều hoặc ngưng điều trị với colchicine ở bệnh nhân có chức năng gan và thận bình thường nếu cần điều trị với thuốc ức chế P-glycoprotein hoặc CYP3A4 mạnh.
  • Colchicine Stella 1mg có chứa lactose. Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt enzym lactase toàn phần hay kém hấp thu glucose-galactose.
  • Colchicine Stella 1 mg có chứa sucrose (đường trắng). Bệnh nhân bị rối loạn di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu hụt sucrase-isomaltase không nên dùng thuốc này.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

  • Phụ nữ mang thai: Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai do nguy cơ phá hủy nhiễm sắc thể bào thai.
  • Phụ nữ cho con bú: Colchicine được phân bố vào sữa mẹ. Dùng colchicine thận trọng trong thời gian cho con bú.

Người lái xe và vận hành máy móc

  • Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Chưa biết.

Bảo quản

  • Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Xem thêm nội dung
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha

Tại sao chọn chúng tôi

8 Triệu +

Chăm sóc hơn 8 triệu khách hàng Việt Nam.

2 Triệu +

Đã giao hơn 2 triệu đơn hàng đi toàn quốc

18.000 +

Đa dạng thuốc, thực phẩm bổ sung, dược mỹ phẩm.

100 +

Hơn 100 điểm bán và hệ thống liên kết trên toàn quốc


  • Đa dạng lựa chọn
    Với gần 10.000 sản phẩm


  • Miễn phí giao hàng
    Cho đơn từ 300K nội thành HCM


  • Giao hàng nhanh
    Trong 2 – 3 ngày làm việc

Đơn vị giao hàng

Thanh toán

Theo dõi chúng tôi

 

Hệ Thống Nhà Thuốc chosithuoc.com – Mua nhiều hơn – Giá tốt hơn – Tel: 0828 00 22 44 (8h00 – 21h00)
* Xem chi tiết ưu đãi. Các hạn chế được áp dụng. Giá cả, khuyến mãi và tính khả dụng có thể khác nhau tùy theo thời điểm và tại Parapharmacy.
© 2019 Hộ Kinh Doanh Nhà Thuốc Para Pharmacy. GPDKKD số 41N8151446 do Phòng Kế Hoạch & Tài Chính Tân Bình cấp ngày 01/06/2021. Địa chỉ: 114D Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM. Email: cskh@parapharmacy.vn.

Thiết kế website Webso.vn