Cellcept 250mg Roche, Hộp 100 viên

* Hình sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian
** Giá sản phẩm có thể thay đổi tuỳ thời điểm

30 ngày trả hàng Xem thêm

 Các sản phẩm được đóng gói và bảo quản an toàn.

#6191
CellCept 250mg Roche 10 vỉ x 10 viên
5.0/5
Giá bán:
0 đ

Tìm thuốc Mycophenolat mofetil khác

Tìm thuốc cùng thương hiệu F.Hoffmann-La Roche., Ltd khác

Nhà sản xuất

F.Hoffmann-La Roche Ltd

 Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM

Bạn muốn nhận hàng trước 4h hôm nay. Đặt hàng trong 55p tới và chọn giao hàng 2H ở bước thanh toán. Xem chi tiết

Tất cả sản phẩm thay thế

Chỉ dành cho mục đích thông tin. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Thông tin sản phẩm

Hoạt chất:
Quy cách đóng gói:
Thương hiệu:
Xuất xứ:
Thuốc cần kê toa:
Dạng bào chế:
Hàm Lượng:
Nhà sản xuất:

Nội dung sản phẩm

Thành phần

  • Mycophenolate mofetil: 250mg.

Công dụng (Chỉ định)

  • CellCept được chỉ định để dự phòng hiện tượng thải ghép cấp tính và để điều trị tình trạng thải ghép lần đầu hoặc đáp ứng kém với điều trị ở những bệnh nhân ghép thận không cùng huyết thống.
  • CellCept được chỉ định để dự phòng hiện tượng thải ghép cấp tính ở những bệnh nhân ghép tim không cùng huyết thống. Ở những bệnh nhân được điều trị, MMF giúp cải thiện khả năng sống trong năm đầu tiên sau khi được ghép tim.
  • CellCept được chỉ định để dự phòng hiện tượng thải ghép cấp tính ở những bệnh nhân ghép gan không cùng huyết thống.
  • CellCept cần được sử dụng đồng thời với cyclosporin và corticosteroid.

Liều dùng

Liều chuẩn để dự phòng thải ghép thận:

  • Bệnh nhân trưởng thành: Liều khuyên dùng là 1 g dùng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch (thời gian truyền tối thiểu là 2h), hai lần mỗi ngày (dùng 2 g mỗi ngày) cho những bệnh nhân ghép thận. Mặc dầu trong các thử nghiệm lâm sàng, mức liều 1,5 g hai lần mỗi ngày (3 g mỗi ngày) đã cho thấy tính an toàn và hiệu quả, nhưng sự vượt trội về hiệu quả chưa được xác định cho những bệnh nhân ghép thận. Nhìn chung, những bệnh nhân dùng CellCept liều 2 g/ngày cho thấy độ an toàn cao hơn những bệnh nhân dùng CellCept liều 3 g/ngày.
  • Trẻ em (từ 3 tháng-18 tuổi): Liều khuyến cáo bột pha hỗn dịch uống Cellcept là 600 mg/m2 hai lần mỗi ngày (liều tối đa là 2 g mỗi ngày). Bệnh nhân với diện tích cơ thể từ 1,25-1,5m2 có thể dùng Cellcept dạng viên nang ở liều 750 mg hai lần mỗi ngày (1,5 mg mỗi ngày). Bệnh nhân có diện tích cơ thể > 1,5m2 có thể dùng Cellcept dạng viên nén 1g hai lần mỗi ngày (2 g mỗi ngày).

Liều chuẩn để dự phòng thải ghép tim:

  • Bệnh nhân trưởng thành: Liều khuyên dùng cho những bệnh nhân ghép tim là 1,5 g dùng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch (thời gian truyền tối thiệu là 2h), hai lần mỗi ngày (3 g một ngày).
  • Bệnh nhi: Không có thông tin sử dụng thuốc trên bệnh nhi ghép tim.

Liều chuẩn để dự phòng thải ghép gan:

  • Bệnh nhân trưởng thành: Liều khuyên dùng cho những bệnh nhân ghép gan là 1 g dùng đường truyền tĩnh mạch (thời gian truyền tối thiểu là 2h), hai lần mỗi ngày (2 g một ngày); hoặc 1,5 g dùng đường uống, hai lần mỗi ngày (3 g một ngày).
  • Bệnh nhi: Không có thông tin sử dụng thuốc trên bệnh nhi ghép gan.

Liều chuẩn để điều trị hiện tượng thải ghép thận lần đầu hoặc khó điều trị:

  • Bệnh nhân trưởng thành: Liều khuyên dùng là 1,5 g dùng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch (thời gian truyền tối thiểu là 2h), hai lần mỗi ngày (3 g một ngày).
  • Bệnh nhi: Không có dữ liệu điều trị hiện tượng thải ghép thận lần đầu hoặc khó điều trị trên bệnh nhi ghép thận.
  • Dùng đường uống (xem mục Các đặc tính dược động học, hấp thu): Liều khởi đầu của CellCept phải được dùng càng sớm càng tốt ngay sau khi ghép thận, ghép tim hoặc ghép gan.

Dùng đường truyền tĩnh mạch:

  • Thận trọng: Cellcept dạng tiêm truyền tĩnh mạch không được tiêm nhanh hoặc truyền nhanh vào tĩnh mạch.
  • Bệnh nhân trưởng thành: CellCept dùng đường truyền tĩnh mạch là dạng liều dùng được khuyên dùng để thay thế cho CellCept dạng viên nang hoặc viên nén khi bệnh nhân không thể uống CellCept. CellCept nên được truyền tĩnh mạch trong vòng 24 giờ sau khi ghép tạng. Có thể truyền tĩnh mạch CellCept đến 14 ngày. Ngay khi có thể dùng thuốc theo đường uống, nên chuyển sang dùng CellCept đường uống cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhi: Không có thông tin sử dụng Cellcept dạng truyền tĩnh mạch trên bệnh nhi.
  • Sau khi pha chế và pha loãng với dung dịch truyền tĩnh mạch Dextrose 5% để đạt đến nồng độ 6mg/ml, CellCept phải được truyền chậm vào tĩnh mạch ngoại biên hoặc tĩnh mạch trung tâm trong thời gian TỐI THIỂU LÀ HAI TIẾNG.

Các hướng dẫn sử dụng liều đặc biệt:

  • Bệnh nhân bị giảm bạch cầu trung tính: Nếu có giảm bạch cầu trung tính (lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối < 1,3×103/μl), phải ngừng dùng CellCept hoặc phải giảm liều (xem mục Cảnh báo).
  • Để biết về các hướng dẫn sử dụng liều cho những đối tượng đặc biệt, xin tham khảo mục Sử dụng ở người già, mục Bệnh nhân suy thận và mục Bệnh nhân suy gan.

Cách dùng

Các hướng dẫn đặc biệt về sử dụng, xử lý và hủy bỏ thuốc:

  • CellCept dùng đường uống: Bởi vì mycophenolate mofetil đã được chứng minh là có tác dụng gây quái thai (xem mục Phụ nữ có thai), không được làm vỡ viên nén CellCept và không được mở hoặc làm vỡ viên nang CellCept để tránh hít hoặc để da hoặc niêm mạc tiếp xúc trực tiếp với bột thuốc chứa trong viên nang CellCept. Nếu đã tiếp xúc với thuốc, rửa kỹ với nước và xà phòng; rửa mắt với nước sạch.
  • Cellcept dùng đường truyền tĩnh mạch: Bởi vì mycophenolate mofetil đã được chứng minh là có tác dụng gây quái thai, nên thận trọng khi xử lý và chuẩn bị dung dịch CellCept dùng đường truyền tĩnh mạch. Tránh để da hoặc niêm mạc tiếp xúc trực tiếp với dung dịch CellCept đã được pha để truyền tĩnh mạch. Nếu đã tiếp xúc với thuốc, rửa kỹ với nước và xà phòng; rửa mắt với nước sạch.
  • Chuẩn bị dung dịch truyền (6mg/ml): CellCept đường truyền tĩnh mạch không có chứa chất bảo quản có tính kìm khuẩn, vì vậy sự pha chế hay pha loãng thuốc đều phải được thực hiện trong những điều kiện vô khuẩn.
  • CellCept đường truyền tĩnh mạch phải được chuẩn bị theo hai bước: bước 1 là bước pha chế với dung dịch truyền tĩnh mạch Dextrose 5% và bước 2 là bước pha loãng với dung dịch truyền tĩnh mạch Dextrose 5%.

Quá trình chuẩn bị chi tiết như sau:

Bước 1:

a) Hai lọ CellCept truyền tĩnh mạch được dùng để chuẩn bị cho liều dùng 1g và cần ba lọ để chuẩn bị cho liều dùng 1,5g. Bơm vào mỗi lọ 14ml dung dịch truyền tĩnh mạch Dextrose 5%.

b) Lắc nhẹ lọ thuốc để hòa tan thuốc bên trong cho đến khi đạt được một dung dịch có màu vàng nhạt.

c) Trước khi thực hiện bước pha loãng kế tiếp, phải kiểm tra dung dịch thu được để phát hiện cặn hoặc tình trạng đổi màu. Nếu thấy có cặn hoặc thấy thuốc bị đổi màu, phải hủy bỏ lọ thuốc đó.

Bước 2:

a) Để chuẩn bị liều 1g, pha loãng hai lọ thuốc đã được pha chế từ bước 1 (khoảng 2 x 15ml) vào trong 140ml dung dịch truyền tĩnh mạch Dextrose 5%. Để chuẩn bị liều 1,5g, pha loãng ba lọ thuốc đã được pha chế từ bước 1 (khoảng 3 x 15ml) vào trong 210ml dung dịch truyền tĩnh mạch Dextrose 5%. Nồng độ cuối cùng của cả hai dung dịch này vào khoảng 6ml/ml mycophenolate mofetil.

b) Phải kiểm tra dung dịch truyền để phát hiện cặn hoặc tình trạng đổi màu. Dung dịch truyền phải được hủy bỏ nếu thấy có cặn hoặc thấy dung dịch bị đổi màu.

Thận trọng: CellCept dạng truyền tĩnh mạch không bao giờ được tiêm nhanh hoặc truyền nhanh vào trong tĩnh mạch (xem mục Cảnh báo)

Nếu dung dịch truyền được chuẩn bị sẵn từ trước thì trong vòng 4 giờ sau khi pha chế và pha loãng, dung dịch này phải được sử dụng ngay. Bảo quản dung dịch này ở nhiệt độ từ 15-30oC.

Bất kỳ phần thuốc nào không được sử dụng hoặc những vật thải phải được hủy bỏ theo đúng những quy định ở địa phương.

Quá liều

  • Những báo cáo về tình trạng quá liều mycophenolate mofetil đã được ghi nhận từ những thử nghiệm lâm sàng và trong suốt thời gian thuốc được lưu hành trên thị trường. Trong rất nhiều trường hợp quá liều được báo cáo, không thấy có những biến cố bất lợi nào được ghi nhận. Những biến cố bất lợi được báo cáo trong những trường hợp quá liều đều đã được biết đến từ trước trong các dữ liệu về tính an toàn của thuốc.
  • Người ta cho rằng tình trạng quá liều của mycophenolate mofetil có thể làm ức chế quá mức hệ thống miễn dịch, làm tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng và làm ức chế tủy xương (xem mục Cảnh báo). Nếu giảm bạch cầu đa nhân trung tính xảy ra thì cần ngưng hoặc giảm liều cellcept (xem mục Cảnh báo).
  • MPA không bị đào thải bởi lọc máu. Tuy nhiên, ở liều cao (nồng độ MPAG trong huyết tương cao hơn 100μg/ml), một lượng nhỏ MPAG bị đào thải. Các thuốc làm tăng thải acid mật như cholestyramine, có thể loại bỏ MPA bằng cách tăng đào thải thuốc

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Các phản ứng dị ứng với CellCept đã được ghi nhận. Vì vậy, CellCept được chống chỉ định ở những bệnh nhân bị quá mẫn với mycophenolate mofetil hoặc acid mycophenolic.
  • CellCept dạng truyền tĩnh mạch cũng chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử bị quá mẫn với polysorbate 80.
  • Chống chỉ định dùng CellCept cho phụ nữ mang thai do có khả năng gây đột biến và quái thai.
  • Chống chỉ định dùng CellCept cho phụ nữ có khả năng mang thai mà không sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả cao.
  • Chống chỉ định dùng CellCept cho phụ nữ đang cho con bú 

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Các biến cố bất lợi xảy ra khi sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch thường rất khó xác định do sự hiện diện của bệnh đang có và sự dùng cùng một lúc nhiều thuốc khác nhau.

  • Kinh nghiệm từ những thử nghiệm lâm sàng: Các phản ứng không mong muốn chính có liên quan đến việc sử dụng CellCept trong điều trị dự phòng thải ghép thận, tim và gan kết hợp với corticosteroid và ciclosporin bao gồm: tiêu chảy, giảm bạch cầu, nhiễm khuẩn và nôn; và có bằng chứng cho thấy tần suất của một số loại nhiễm trùng cao hơn, ví dụ nhiễm trùng cơ hội (xem mục Cảnh báo). Những biến cố bất lợi xảy ra khi dùng CellCept đường truyền tĩnh mạch cũng tương tự như khi dùng CellCept đường uống.
  • Độ an toàn của CellCept ở những bệnh nhân được điều trị tình trạng thải ghép thận khó điều trị tương tự như ở những bệnh nhân trong 3 thử nghiệm lâm sàng có đối chứng nghiên cứu về dự phòng thải ghép với liều 3g/ngày. Tiêu chảy và giảm bạch cầu, tiếp theo là thiếu máu, buồn nôn, đau bụng, nhiễm khuẩn, buồn nôn và nôn, khó tiêu là những biến cố bất lợi nổi bật nhất hay thấy ở những bệnh nhân dùng CellCept hơn là ở những bệnh nhân được điều trị bằng corticosteroid tiêm tĩnh mạch.
  • Bệnh ác tính: Cũng như những bệnh nhân được điều trị bằng các phác đồ phối hợp nhiều thuốc ức chế miễn dịch, những bệnh nhân sử dụng CellCept trong phác đồ điều trị ức chế miễn dịch là những đối tượng có tăng nguy cơ bị u lympho và các bệnh ác tính khác, đặc biệt là bệnh của da (xem mục Cảnh báo).
  • Trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng ở các bệnh nhân ghép thận, tim và gan được theo dõi ít nhất một năm, người ta thấy bệnh lympho tăng sinh hay u lympho xảy ra ở 0,4% đến 1% số bệnh nhân dùng CellCept (2g hoặc 3g mỗi ngày) kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác. Tỷ lệ ung thư da không phải u sắc tố chiếm khoảng 1,6% đến 3,2% số bệnh nhân; các loại ung thư khác chiếm khoảng 0,7-2,1%. Các số liệu an toàn trong 3 năm ở các bệnh nhân ghép tim và thận không cho thấy bất cứ sự thay đổi nào không được mong đợi về tỉ lệ ung thư so với các số liệu trong 1 năm. Những bệnh nhân ghép gan được theo dõi trong ít nhất một năm, nhưng dưới 3 năm.
  • Trong các thử nghiệm có đối chứng nghiên cứu về tình trạng thải ghép thận khó điều trị, tỷ lệ u lympho là 3,9% với thời gian theo dõi trung bình là 42 tháng.
  • Nhiễm trùng cơ hội: Tất cả các bệnh nhân ghép tạng đều có nguy cơ bị nhiễm trùng cơ hội, nguy cơ này tăng lên theo liều dùng của các thuốc ức chế miễn dịch (xem mục Cảnh báo). Trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng ở các bệnh nhân ghép thận (với liều 2g), tim và gan được theo dõi trong vòng ít nhất là 1 năm, người ta thấy các nhiễm trùng cơ hội thường gặp nhất ở các bệnh nhân dùng CellCept (2g hoặc 3g mỗi ngày) cùng với các thuốc ức chế miễn dịch khác là: nhiễm nấm candida niêm mạc da, hội chứng nhiễm virus cytomegalovirus huyết và Herpes simplex. Tỷ lệ bệnh nhân bị hội chứng nhiễm virus CMV huyết là 13,5%.
  • Trẻ em (từ 3 tháng-18 tuổi): Loại và tần suất của các phản ứng bất lợi trong thử nghiệm lâm sàng trên 100 bệnh nhi từ 3 tháng 18 tuổi sử dụng 600 mg/m2 mycophenolate mofetil đường uống hai lần mỗi ngày cũng giống như bệnh nhân trưởng thành sử dụng 1g cellcept hai lần mỗi ngày. Tuy nhiên, những biến cố bất lợi liên quan đến điều trị sau xảy ra với tần suất ≥10% ở trẻ nhỏ và xảy ra thường xuyên hơn trên bệnh nhi, đăc biệt là bệnh nhi dưới 6 tuổi khi so sánh với bệnh nhân trưởng thành: tiêu chảy, giảm bạch cầu, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng, thiếu máu.
  • Bệnh nhân lớn tuổi (≥ 65 tuổi): Những bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt những bệnh nhân dùng CellCept trong phác đồ phối hợp các thuốc ức chế miễn dịch, có thể có nguy cơ cao hơn đối với một số bệnh nhiễm trùng so với người trẻ tuổi (bao gồm bệnh nhiễm cytomegalovirus lan tràn ở các tổ chức), xuất huyết tiêu hóa và phù phổi (xem mục Cảnh báo).
  • Độ an toàn của CellCept dùng theo đường uống: Các biến cố bất lợi được báo cáo ≥10% và từ 3% <10% số bệnh nhân được điều trị với CellCept trong các thử nghiệm có kiểm chứng về việc điều trị dự phòng hiện tượng thải ghép thận (3 thử nghiệm, số liệu 2g và 3g) một thử nghiệm ghép tim, và một thử nghiệm ghép gan có kiểm chứng được thống kê ở bảng dưới đây.
  • Độ an toàn của CellCept dùng theo đường truyền tĩnh mạch: Các biến cố bất lợi xảy ra khi dùng CellCept đường truyền tĩnh mạch cũng tương tự như khi dùng đường uống. Những biến cố bất lợi có thể được quy cho việc truyền tĩnh mạch ngoại biên là viêm tĩnh mạch và chứng huyết khối, được ghi nhận ở 4% số bệnh nhân dùng CellCept đường truyền tĩnh mạch.
  • Các biến cố bất lợi được báo cáo ≥10% và từ 3% <10% số bệnh nhân được điều trị với CellCept trong những thử nghiệm lâm sàng ở người trưởng thành, khi thuốc được phối hợp với ciclosporin và corticosteroids.

Xem Bảng 9.

Image from Drug Label Content

Ở ba thử nghiệm lâm sàng có kiểm chứng trong việc phòng hiện tượng thải ghép thận, độ an toàn của thuốc trên các bệnh nhân được điều trị 2g CellCept mỗi ngày cao hơn so với những bệnh nhân được điều trị 3g CellCept mỗi ngày.

Kinh nghiệm sau lưu hành thuốc:

  • Nhiễm khuẩn: Các nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng như là viêm màng não và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn đôi khi được ghi nhận, và cũng có các bằng chứng về tần số xuất hiện một số loại nhiễm trùng cao hơn, ví dụ như lao và nhiễm trùng mycobacterial không điển hình.
  • Liên quan đến các trường hợp bệnh lý chất trắng no đa ổ tiến triển (Progressive Multifocal Leukoencephalopathy – PML), vài trường hợp tử vong đã được ghi nhận trên bệnh nhân điều trị bằng Cellcept. Các ca được ghi nhận thường có nguy cơ cao cho PML, bao gồm cả điều trị ức chế miễn dịch và chức năng miễn dịch bị suy giảm.
  • Bệnh thần kinh liên quan tới virus BK đã được ghi nhận ở bệnh nhân điều trị bằng CellCept. Sự nhiễm trùng này có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng, đôi khi dẫn tới hỏng thận ghép.
  • Hệ máu và miễn dịch: Các trường hợp bất sản nguyên bào hồng cầu đơn thuần (PRCA) đã được ghi nhận ở bệnh nhân điều trị bằng CellCept kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác.
  • Rối loạn bẩm sinh: Những dị tật bẩm sinh đã được báo cáo sau khi lưu hành thuốc xảy ra ở con của những bệnh nhân được dùng CellCept phối hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác trong thời gian mang thai (xem mục Sử dụng ở phụ nữ mang thai).
  • Giai đoạn mang thai, ở cữ và chu sinh: Các trường hợp sẩy thai tự nhiên đã được báo cáo ở bệnh nhân sử dụng mycophenolat mofetil chủ yếu trong 3 tháng đầu thai kì (xem mục Sử dụng ở phụ nữ mang thai).
  • Dạ dày-ruột: Viêm đại tràng (thỉnh thoảng gây ra bởi virus cự bào), viêm tụy, teo ruột non cá biệt.
  • Các phản ứng bất lợi khác trong thời gian CellCept được lưu hành trên thị trường cũng tương tự như các phản ứng bất lợi đã được ghi nhận trong các nghiên cứu ghép gan, tim và thận có kiểm chứng.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Tương tác với các thuốc khác

  • Acyclovir: nồng độ huyết tương của acyclovir và MPAG khi dùng cùng mycophenolate mofetil với acyclovir cao hơn khi dùng riêng rẽ từng thuốc một. Bởi vì nồng độ MPAG trong huyết tương cũng như nồng độ acyclovir hay dạng tiền chất của nó, valacyclovir, tăng khi có suy thận, có khả năng hai thuốc có sự cạnh tranh thải trừ ở ống thận và có thể gây tăng hơn nữa nồng độ cả hai thuốc.
  • Các thuốc kháng acid và các thuốc ức chế bơm proton (PPIs): Khi uống kèm chất kháng acid như hydroxit mange và hydroxit nhôm, và PPIs, như lansoprazole và pantoprazole độ hấp thu của mycophenolate mofetil bị giảm. Khi so sánh tỷ lệ thải ghép hoặc tỷ lệ mất tạng ghép giữa bệnh nhân Cellcept uống PPIs với bệnh nhân không uống PPIs, không quan sát thấy sự khác biệt đáng kể. Những dữ liệu này giúp ngoại suy kết luận này cho tất cả các thuốc kháng acid do sự giảm hấp thu khi dùng đồng thời Cellcept với hydroxit magne và hydroxit nhôm được coi như thấp hơn khi dùng Cellcept đồng thời với PPIs.
  • Cholestyramine: ở những người khỏe mạnh bình thường đã được dùng 4g cholestyramine ba lần một ngày trong 4 ngày sau đó dùng liều đơn 1,5 g mycophenolate mofetil, diện tích dưới đường cong của MPA giảm 40%. Nên thận trọng khi dùng cùng với các thuốc làm hạn chế vòng tái tuần hoàn gan-ruột (xem mục Cảnh báo).
  • Ciclosporin A: Dược động học của ciclosporin A (CsA) không bị ảnh hưởng bởi mycophenolate mofetil. Tuy nhiên, CsA ức chế tuần hoàn gan ruột của MPA, làm giảm nồng độ MPA từ 30-50% ở bệnh nhân ghép thận điều trị bằng Cellcept và CsA khi so sánh với bệnh nhân dùng sirolimus hay belatacept và cellcept với liều tương tự Cellcept.
  • Ngược lại, những thay đổi về nồng độ của MPA cần được dự kiến khi chuyển sử dụng cho bệnh nhân từ CsA sang thuốc ức chế miễn dịch khác không gây ảnh hưởng lên chu trình gan ruột của MPA.
  • Telmisartan: Sử dụng đồng thời telmisartan và cellcept làm giảm khoảng 30% nồng độ acid mycophenolic (MPA). Telmisartan làm thay đổi sự bài tiết của MPA do kích hoạt PPAR gamma (peroxisome proliferator kích hoạt thụ thể gamma) gây tăng hoạt động của UGT1A9. Khi so sánh tỉ lệ thải ghép, tỉ lệ hỏng tạng ghép hay các biến cố bất lợi giữa bệnh nhân sử dụng cellcept đồng thời và không đồng thời với telmisartan, không có kết luận lâm sàng nào về dược động học DDI được quan sát thấy.
  • Ganciclovir: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu liều đơn của liều khuyên dùng mycophenolate mofetil đường uống và ganciclovir tiêm tĩnh mạch; và ảnh hưởng đã biết của suy thận đối với dược động học của mycophenolate mofetil (xem mục Các đặc tính dược động học và mục Cảnh báo) và ganciclovir, khi dùng đồng thời các thuốc này (có sự cạnh tranh về cơ chế bài tiết ở ống thận) sẽ làm tăng nồng độ MPAG và ganciclovir. Không có sự thay đổi đáng kể về dược động học của MPA và không cần điều chỉnh liều mycophenolate mofetil. Ở những bệnh nhân suy thận dùng đồng thời mycophenolate mofetil và ganciclovir hoặc các tiền chất của nó, ví dụ valganciclovir, cần theo dõi bệnh nhân một cách cẩn thận.
  • Thuốc tránh thai đường uống: Dược động học của các thuốc tránh thai đường uống không bị ảnh hưởng bởi việc dùng cùng CellCept. Một nghiên cứu về việc dùng cùng CellCept (1g hai lần mỗi ngày) với các thuốc tránh thai đường uống có chứa ethinylestradiol (0,02-0,04mg) và levonorgestrel (0,05-0,20mg), desogestrel (0,15mg) hoặc gestodene (0,05-0,10mg) được tiến hành ở 18 phụ nữ bị bệnh vẩy nến trong 3 chu kỳ kinh đã cho thấy CellCept không làm ảnh hưởng về mặt lâm sàng đến nồng độ của progesterone, LH và FSH, vì thế CellCept không có ảnh hưởng đến tác dụng ức chế rụng trứng của các thuốc tránh thai đường uống. Dược động học của thuốc tránh thai đường uống không bị ảnh hưởng ở mức độ lâm sàng khi sử dụng đồng thời với CellCept (xem mục Sử dụng ở phụ nữ có thai).
  • Rifampicin: Sau khi đã chỉnh đúng liều, người ta vẫn quan sát thấy có sự giảm 70% nồng độ MPA (AUC0-12) khi dùng phối hợp với rifampicin ở một bệnh nhân ghép tim-phổi. Vì vậy, người ta khuyên nên theo dõi sát nồng độ MPA và cần phải điều chỉnh nồng độ CellCept cho phù hợp để duy trì hiệu quả lâm sàng khi sử dụng đồng thời hai thuốc này với nhau.
  • Tacrolimus: Dùng tacrolimus đồng thời với CellCept không làm ảnh hưởng đến diện tích dưới đường cong AUC cũng như nồng độ đỉnh Cmax của MPA ở những bệnh nhân được ghép gan. Trong một nghiên cứu gần đây, người ta thấy điều này cũng xảy ra ở những bệnh nhân được ghép thận.
  • Ở những bệnh nhân được ghép thận, nồng độ tacrolimus dường như không bị thay đổi bởi CellCept.
  • Tuy nhiên, ở các bệnh nhân ghép gan ổn định, có hiện tượng tăng giá trị AUC của tacrolimus khoảng 20% khi dùng nhiều liều Cellcept (1,5g x 2 lần/ngày) phối hợp với tacrolimus.
  • Các thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn sản xuất β-glucuronidase trong ruột (ví dụ như aminoglycoside, cephalosporin, fluoroquinolon, và kháng sinh nhóm penicillin) có thể gây ảnh hưởng lên vòng tái tuần hoàn gan ruột MPAG/MPA vì vậy dẫn đến giảm nồng độ MPA (xem mục Cảnh báo, Tương tác thuốc).
  • Thông tin liên quan đến các kháng sinh như sau:
  • Ciprofloxacin và amoxicillin phối hợp với clavulanic acid: Giảm 54% nồng độ MPA (trũng) trước liều đã được ghi nhận ở bệnh nhân ghép thận vào những ngày ngay sau khi bắt đầu uống ciprofloxacin và amoxicillin phối hợp với clavulanic acid. Ảnh hưởng này có xu hướng giảm bớt việc tiếp tục sử dụng kháng sinh và hết hẳn khi ngừng sử dụng kháng sinh. Sự thay đổi nồng độ trước liều này có thể không đại diện cho nồng độ MPA toàn phần, do đó sự liên quan về mặt lâm sàng của sự thay đổi này hiện vẫn chưa rõ.
  • Norfloxacin và metronidazole: Norfloxacin kết hợp với metronidazole làm giảm AUC0-48 của MPA 30% sau khi uống liều đơn CellCept. Không có tác dụng này đối với nồng độ MPA với một trong hai kháng sinh trên khi chúng được dùng riêng biệt.
  • Trimethoprim/sulphamethoxazole: Nồng độ MPA (AUC, Cmax) không bị ảnh hưởng khi kết hợp với trimethoprim/sulfamethoxazole.
  • Các tương tác khác: Dùng phối hợp probenecid với mycophenolate mofetil ở khỉ làm tăng diện tích dưới đường cong của MPAG 3 lần. Như vậy, các thuốc khác được biết là được bài tiết qua ống thận có thể cạnh tranh với MPAG và do đó tăng nồng độ huyết tương của MPAG hoặc các thuốc thải qua ống thận.
  • Dùng phối hợp sevelamer với CellCept ở người trưởng thành và ở bệnh nhi sẽ làm giảm nồng độ đỉnh Cmax của MPA khoảng 30% và làm giảm giá trị AUC0-12 của MPA khoảng 25%. Từ dữ kiện này, người ta đề nghị rằng sau khi đã dùng CellCept 2 tiếng mới nên dùng sevelamer và những thuốc calci có ái lực kết gắn với gốc phosphate tự do khác nhằm giảm thiểu tác động của những thuốc này lên sự hấp thu MPA.
  • Vaccine sống: Vaccine sống không nên dùng cho bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bị suy giảm. Đáp ứng kháng thể với những vaccine khác có thể bị giảm.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

  • Thận trọng: Cellcept dạng tiêm truyền tĩnh mạch không được tiêm nhanh hoặc truyền nhanh vào tĩnh mạch.
  • Khối u: Cũng như đối với tất cả những bệnh nhân sử dụng phác đồ kết hợp các thuốc ức chế miễn dịch, những bệnh nhân có sử dụng CellCept trong phác đồ ức chế miễn dịch đều có tăng nguy cơ bị u lympho hoặc các bệnh ác tính khác, đặc biệt là ở da (xem mục Tác dụng ngoại ý). Nguy cơ này dường như có liên quan tới cường độ và thời gian điều trị ức chế miễn dịch hơn là do việc sử dụng một loại thuốc nào đó.
  • Như tất cả các bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư da, nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tia cực tím bằng cách mặc quần áo bảo vệ và đeo kính chống nắng có yếu tố bảo vệ cao.
  • Nhiễm khuẩn: Sự ức chế hệ thống miễn dịch quá mức cũng có thể làm tăng tính dễ bị nhiễm trùng bao gồm nhiễm trùng cơ hội, các nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng và nhiễm trùng huyết (xem mục Tác dụng ngoại ý).
  • Các nhiễm trùng bao gồm cả sự tái kích hoạt virus tiềm tàng, chẳng hạn tái phát viêm gan B hoặc viêm gan C hoặc các nhiễm trùng gây ra bởi các polyomavirus. Một số trường hợp viêm gan do tái phát viêm gan B hoặc viêm gan C đã được ghi nhận ở những bệnh nhân có mầm bệnh được điều trị bởi các thuốc ức chế miễn dịch. Trường hợp bệnh lý chất trắng não đa ổ tiến triển (Progressive Multifocal Leukoencephalopathy – PML) liên quan tới JC virus, vài trường hợp tử vong đã được ghi nhận trên bệnh nhân điều trị bằng Cellcept. Các ca được ghi nhận thường có nguy cơ cao cho PML, bao gồm cả điều trị ức chế miễn dịch và chức năng miễn dịch bị suy giảm. Đối với các bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch, các bác sỹ cần chú ý tới trường hợp PML khi chẩn đoán phân biệt ở những bệnh nhân có triệu chứng về thần kinh và cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa thần kinh.
  • Bệnh thận liên quan tới virus BK đã được ghi nhận trong quá trình dùng CellCept ở bệnh nhân sau ghép thận. Sự nhiễm trùng này có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, đôi khi dẫn tới hỏng thận ghép. Theo dõi bệnh nhân giúp phát hiện những bệnh nhân có nguy cơ bệnh thận liên quan tới virus BK. Cần xem xét giảm bớt sự ức chế miễn dịch ở bệnh nhân có bằng chứng bệnh thận liên quan tới virus BK.
  • Hệ máu và miễn dịch: Một số trường hợp bất sản nguyên bào hồng cầu đơn thuần (PRCA) đã được ghi nhận trên bệnh nhân điều trị bằng CellCept có kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác. Cơ chế gây ra PRCA của mycophenolate mofetil hiện chưa rõ; mối liên hệ của các thuốc ức chế miễn dịch khác và sự kết hợp của chúng trong một phác đồ ức chế miễn dịch hiện cũng chưa rõ. Trong một số trường hợp, PRCA đã được ghi nhận là phục hồi được nếu giảm liều hoặc ngừng điều trị bằng CellCept. Tuy nhiên, ở bệnh nhân ghép tạng, nếu giảm liệu pháp ức chế miễn dịch sẽ xuất hiện nguy cơ tại mô ghép.
  • Bệnh nhân sử dụng CellCept cần được hướng dẫn để báo cáo ngay lập tức các dấu hiệu nhiễm trùng, các vết thâm tím, chảy máu hay ức chế tủy xương.
  • Những bệnh nhân sử dụng CellCept cần được kiểm tra công thức máu toàn phần, mỗi tuần một lần trong tháng đầu tiên, mỗi tháng 2 lần trong tháng thứ 2 và 3, sau đó kiểm tra hàng tháng cho tới hết năm đầu tiên. Đặc biệt, những bệnh nhân dùng CellCept cần được theo dõi để phát hiện sự giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Tình trạng giảm bạch cầu đa nhân trung tính có thể liên quan đến việc sử dụng CellCept, các thuốc phối hợp, nhiễm vi rút hoặc do kết hợp của các nguyên nhân này (xem mục Các hướng dẫn sử dụng liều đặc biệt). Nếu có tình trạng giảm bạch cầu đa nhân trung tính (số lượng bạch cầu đa nhân trung tính tuyệt đối < 1,3×103/µl), nên ngừng sử dụng CellCept hoặc giảm liều và bệnh nhân cần được theo dõi một cách cẩn thận (xem mục Các hướng dẫn sử dụng liều đặc biệt).
  • Nên cho bệnh nhân biết rằng trong quá trình điều trị bằng CellCept, hiệu quả của sự tiêm chủng có thể bị giảm và nên tránh sử dụng các loại vaccine sống đã làm giảm độc lực (xem mục Tương tác). Có thể tiêm chủng influenza. Các bác sĩ nên tham khảo các hướng dẫn quốc gia về tiêm chủng influenza.
  • Dạ dày-ruột: Do CellCept làm tăng tỉ lệ các biến cố bất lợi xảy ra ở hệ tiêu hóa, bao gồm các trường hợp ít gặp như loét đường tiêu hóa, xuất huyết và thủng, nên thận trọng khi dùng CellCept cho các bệnh nhân có bệnh của hệ tiêu hóa.
  • CellCept là một thuốc ức chế inosine monophosphate dehydrogenase (IMPDH), vì vậy không nên sử dụng cho bệnh nhân bị thiếu enzym hypoxanthin-guaninephosphoribosyl-transferase (HGPRT) có tính chất di truyền và hiếm gặp như hội chứng Lesch-Nyhan và KelleySeegmiller.
  • Tương tác: Cần thận trọng khi thay đổi phác đồ điều trị từ liệu pháp có chứa các thuốc ức chế miễn dịch có thể gây ức chế tuần hoàn gan ruột của MPA như ciclosporin sang các thuốc khác không có tác dụng này như sirolimus, belatacept, hay ngược lại, do sự thay đổi phác đồ điều trị có thể làm thay đổi nồng độ MPA. Cần thận trọng với những nhóm thuốc khác có thể gây ức chế chu trình gan ruột của MPA nhự cholestyramin do khả năng làm giảm nồng độ trong huyết tương và hiệu quả của Cellcept (xem mục Tương tác).
  • Người ta khuyến cáo không nên sử dụng Cellcept cùng với azathioprine bởi vì cả hai thuốc này có thể làm ức chế tủy xương và sự kết hợp này chưa được nghiên cứu.
  • Các trường hợp đặc biệt: Nguy cơ xảy ra các biến cố bất lợi có thể tăng trên bệnh nhân lớn tuổi như nhiễm khuẩn (bao gồm bệnh virus cự bào xâm lấn mô) và xuất huyết tiêu hóa và phù phổi khi so sánh với các bệnh nhân trẻ tuổi hơn (xem mục Tác dụng ngoại ý).
  • Chống chỉ định dùng Cellcept cho phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú (xem Sử dụng ở phụ nữ có thai và mục Sử dụng ở phụ nữ cho con bú).
  • Nên tránh dùng liều vượt quá 1g, hai lần mỗi ngày ở những bệnh nhân suy chức năng thận mạn tính nặng (xem mục Các đặc tính dược động học và mục Các hướng dẫn sử dụng liều đặc biệt).
  • Không cần điều chỉnh liều ở những bệnh nhân sau ghép tạng có chức năng thận hồi phục chậm, nhưng phải theo dõi bệnh nhân một cách cẩn thận (xem mục Các đặc tính dược động học và mục Các hướng dẫn sử dụng liều đặc biệt). Không có các dữ liệu ở những bệnh nhân ghép tim hoặc ghép gan có suy thận nặng.
  • Cellcept hỗn dịch đường uống có chứa aspartame, nguồn gốc của phenylamine (tương đương 2,78mg/5mL hỗn dịch uống). Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng Cellcept hỗn dịch uống cho bệnh nhân mắc chứng phenylketonuria.
  • Sử dụng ở bệnh nhi: Xem mục Liều lượng và Cách dùng và Dược động học trên những đối tượng đặc biệt.
  • Sử dụng ở người già: Liều khuyên dùng đường uống 1g x hai lần mỗi ngày ở bệnh nhân được ghép thận và 1,5g x 2 lần mỗi ngày ở bệnh nhân được ghép tim hoặc gan là phù hợp cho những bệnh nhân già (xem mục Cảnh báo).

Bệnh nhân suy thận:

  • Bệnh nhân suy thận nặng: Nên tránh dùng liều cao hơn 1g x 2 lần mỗi ngày cho những bệnh nhân được ghép thận mà bị suy thận mạn nặng (tốc độ lọc cầu thận < 25ml/phút/1,73m2). Điều này không áp dụng cho khoảng thời gian ngay sau khi ghép thận hoặc sau khi điều trị sự thải ghép cấp tính hoặc thải ghép khó đáp ứng điều trị (xem mục Cảnh báo).
  • Không có dữ liệu về những bệnh nhân được ghép gan hoặc tim bị suy thận mạn nặng.
  • Bệnh nhân sau ghép thận có chức năng thận hồi phục chậm: Không cần phải điều chỉnh liều dùng cho những bệnh nhân sau ghép thận có chức năng thận hồi phục chậm (xem mục Các đặc tính dược động học).
  • Bệnh nhân suy gan: Không cần phải điều chỉnh liều dùng cho những bệnh nhân được ghép thận bị bệnh nhu mô gan nặng (xem mục Các đặc tính dược động học).
  • Không có dữ liệu về những bệnh nhân được ghép tim bị bệnh nhu mô gan nặng.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai:

  • Chống chỉ định dùng CellCept cho phụ nữ mang thai và phụ nữ có khả năng mang thai mà không sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả cao (xem mục Chống chỉ định).
  • Trước khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân nam và nữ có khả năng sinh sản phải được cảnh báo về tăng nguy cơ sẩy thai và dị tật thai nhi bẩm sinh và phải được tư vấn về các biện pháp tránh thai và kế hoạch mang thai.
  • Trước khi bắt đầu điều trị bằng CellCept, bệnh nhân nữ có khả năng mang thai phải có kết quả hai xét nghiệm thử thai bằng huyết thanh hoặc nước tiểu âm tính với độ nhạy ít nhất là 25 mIU/mL, xét nghiệm thứ hai nên được tiến hành 8-10 ngày sau xét nghiệm đầu và ngay trước khi bắt đầu điều trị bằng CellCept. Xét nghiệm thử thai cần được thực hiện lại trong những lần theo dõi định kì. Nên thảo luận với bệnh nhân về kết quả tất cả các xét nghiệm thử thai. Bệnh nhân cần được hướng dẫn để tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi mang thai xảy ra.
  • Do CellCept có khả năng gây đột biến gen và quái thai, phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng cùng lúc hai biện pháp tránh thai đáng tin cậy, bao gồm ít nhất một biện pháp có hiệu quả cao trước khi bắt đầu điều trị, trong quá trình điều trị, và trong 6 tuần sau khi ngừng điều trị, trừ trường hợp kiêng quan hệ tình dục. Đối với nam giới, khuyến cáo sử dụng bao cao su trong quá trình điều trị và ít nhất 90 ngày sau khi ngừng điều trị. Áp dụng sử dụng bao cao su cho cả nam giới có khả năng sinh sản và nam giới đã thắt ống dẫn tinh do nguy cơ liên quan tới tinh dịch cũng có thể xảy ra với nam giới đã thắt ống dẫn tinh. Ngoài ra, khuyến cáo sử dụng biện pháp tránh thai có hiệu quả cao cho những người bạn tình của bệnh nhân nam trong quá trình điều trị và trong 90 ngày sau liều thuốc cuối cùng.
  • Dị tật bẩm sinh, bao gồm cả đa dị tật đã được báo cáo sau khi lưu hành thuốc ở con của những bệnh nhân đã dùng mycophenolate mofetil kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch khác trong thời gian mang thai.

Các dị tật dưới đây được báo cáo thường xuyên nhất:

  • Dị tật trên khuôn mặt như sứt môi, hở hàm ếch, tật hàm nhỏ, hai ổ mắt cách xa nhau.
  • Bất thường về tai (như hình dạng khác thường hay thiếu tai giữa hay tai ngoài) và mắt (như khuyết ở mắt, mắt nhỏ).
  • Dị tật các ngón tay (như thừa ngón, liền ngón, ngón ngắn).
  • Bất thường về tim như thông liên nhĩ và thông liên thất.
  • Dị tật thực quản (như hẹp thực quản).
  • Dị tật thần kinh (như nứt đốt sống).
  • Trong y văn, dị tật ở con của các bà mẹ sử dụng mycophenolate mofetil khi mang thai đã được báo cáo từ 23-27% trẻ sống. Để so sánh, nguy cơ dị tật ước tính khoảng 2% trẻ sống trong tổng dân số và khoảng 4-5% ở những bệnh nhân ghép tạng đặc điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch không phải mycophenolate mofetil.
  • Các trường hợp sẩy thai tự nhiên đã được báo cáo ở các bệnh nhân sử dụng mycophenolat mefetil, chủ yếu là trong 3 tháng đầu thai kì (xem mục Kinh nghiệm sau lưu hành thuốc).
  • Trong y văn, nguy cơ được báo cáo khoảng 45-49% sau khi dùng mycophenolate mofetil so sánh với tỉ lệ khoảng từ 12 đến 33% ở bệnh nhân ghép tạng đặc điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch khác.
  • Nghiên cứu trên động vật cho thấy có độc tính lên hệ sinh sản (xem mục Tính gây suy giảm khả năng sinh sản, Tính gây quái thai).

Phụ nữ cho con bú:

  • Chống chỉ định dùng CellCept trong thời gian cho con bú do khả năng gây các phản ứng không mong muốn nghiêm trọng trên trẻ bú mẹ (xem mục Chống chỉ định).
  • Những nghiên cứu trên chuột cho thấy mycophenolate mofetil được bài tiết qua sữa. Hiện chưa rõ liệu CellCept có bài tiết vào sữa mẹ hay không.

Người lái xe và vận hành máy móc

  • Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

Bảo quản

  • Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Xem thêm nội dung
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha
Thuốc này được bán theo đơn của bác sĩ

Tại sao chọn chúng tôi

8 Triệu +

Chăm sóc hơn 8 triệu khách hàng Việt Nam.

2 Triệu +

Đã giao hơn 2 triệu đơn hàng đi toàn quốc

18.000 +

Đa dạng thuốc, thực phẩm bổ sung, dược mỹ phẩm.

100 +

Hơn 100 điểm bán và hệ thống liên kết trên toàn quốc


  • Đa dạng lựa chọn
    Với gần 10.000 sản phẩm


  • Miễn phí giao hàng
    Cho đơn từ 300K nội thành HCM


  • Giao hàng nhanh
    Trong 2 – 3 ngày làm việc

Đơn vị giao hàng

Thanh toán

Theo dõi chúng tôi

 

Hệ Thống Nhà Thuốc chosithuoc.com – Mua nhiều hơn – Giá tốt hơn – Tel: 0828 00 22 44 (8h00 – 21h00)
* Xem chi tiết ưu đãi. Các hạn chế được áp dụng. Giá cả, khuyến mãi và tính khả dụng có thể khác nhau tùy theo thời điểm và tại Parapharmacy.
© 2019 Hộ Kinh Doanh Nhà Thuốc Para Pharmacy. GPDKKD số 41N8151446 do Phòng Kế Hoạch & Tài Chính Tân Bình cấp ngày 01/06/2021. Địa chỉ: 114D Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM. Email: cskh@parapharmacy.vn.

Thiết kế website Webso.vn