PTU 50mg Hataphar 4 vỉ x 25 viên

* Hình sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian
** Giá sản phẩm có thể thay đổi tuỳ thời điểm

30 ngày trả hàng Xem thêm

 Các sản phẩm được đóng gói và bảo quản an toàn.

#21051
PTU 50mg Hataphar 4 vỉ x 25 viên
5.0/5
Giá bán:
100,000 đ
- +
Thêm vào giỏ hàng

 Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM

Bạn muốn nhận hàng trước 4h hôm nay. Đặt hàng trong 55p tới và chọn giao hàng 2H ở bước thanh toán. Xem chi tiết

Tất cả sản phẩm thay thế

Chỉ dành cho mục đích thông tin. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Cùng hoạt chất

Thông tin sản phẩm

Hoạt chất:
Quy cách đóng gói:
Thương hiệu:
Xuất xứ:
Thuốc cần kê toa:
Dạng bào chế:
Hàm Lượng:
Nhà sản xuất:

Nội dung sản phẩm

Thành phần

  • Propylthiouracil: 50mg.

Công dụng (Chỉ định)

  • Bệnh Basedow nhẹ hoặc trung bình.
  • Chuẩn bị mổ cắt bỏ tuyến giáp hoặc điều trị iod phóng xạ.
  • Cường giáp và nhiễm độc giáp.

Liều dùng

Điều trị tăng năng tuyến giáp ở người lớn:

  • Liều ban đầu thường dùng cho người lớn là 300 - 450 mg (6 - 9 viên), chia thành 3 liều nhỏ uống cách nhau 8 giờ; nếu bệnh nặng có thể dùng liều ban đầu 600 - 1200mg mỗi ngày. Nói chung, khi hoàn toàn kiểm soát được triệu chứng, thì tiếp tục điều trị với liều ban đầu trong khoảng 2 tháng. Phải hiệu chỉnh cẩn thận liều tiếp sau, tùy theo dung nạp và đáp ứng điều trị của người bệnh. Liều duy trì đối với người lớn thay đổi, thường khoảng 100 - 150 mg/ngày, chia thành liều nhỏ uống cách nhau 8 - 12 giờ.

Điều trị cơn nhiễm độc giáp ở người lớn:

  • Liều propylthiouracil thường dùng là 200mg (4 viên), cứ 4 - 6 giờ uống một lần trong ngày thứ nhất; khi hoàn toàn kiểm soát được triệu chứng thì giảm dần tới liều duy trì thường dùng.

Điều trị tăng năng tuyến giáp ở trẻ em:

  • Liều ban đầu thường dùng là 5 - 7 mg/kg/ngày, chia thành những liều nhỏ, uống cách nhau 8 giờ, hoặc 50 - 150 mg/ ngày ở trẻ em 6 - 10 tuổi, và 150 - 300 mg/ ngày cho trẻ em 10 tuổi hoặc lớn hơn. Liều duy trì cho trẻ em: Uống bằng 1/3 đến 2/3 của liều ban đầu, chia thành liều nhỏ uống cách nhau 8 - 12 giờ. Để điều trị tăng năng tuyến giáp ở trẻ sơ sinh, liều khuyên dùng là 5 - 10 mg/ngày.

Người cao tuổi:

  • Nên dùng liều thấp hơn; liều đầu tiên: 150 - 300 mg/ngày.

Người suy thận:

  • Độ thanh thải creatinin: 10 - 50 ml/phút: Liều bằng 75% liều thường dùng. Độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút: Liều bằng 50% liều thường dùng. (Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của thầy thuốc).

Cách dùng

  • Dùng đường uống, liều hàng ngày thường chia đều thành 3 liều nhỏ uống cách nhau khoảng 8 giờ. Trong một số trường hợp khi cần liều hàng ngày lớn hơn 300 mg, có thể uống với khoảng cách gần hơn (ví dụ, cách 4 hoặc 6 giờ 1 lần).

Quá liều

Biểu hiện:

  • Nói chung dùng quá liều propylthiouracil có thể gây tăng nhiều ADR thường gặp như: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nhức đầu, sốt, đau khớp, ngứa, phù và giảm toàn thể huyết cầu. Mất bạch cầu hạt là ADR nghiêm trọng nhất do quá liều propylthiouracil. Cũng xảy ra viêm da tróc và viêm gan.

Điều trị:

  • Điều trị quá liều propylthiouracil thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Khi quá liều cấp tính, cần gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nếu người bệnh hôn mê, có cơn động kinh hoặc mất phản xạ nôn, có thể rửa dạ dày và đặt ống nội khí quản có bóng bơm phồng để tránh hít phải chất nôn.
  • Tiến hành liệu pháp thích hợp, có thể bao gồm thuốc chống nhiễm khuẩn và truyền máu tươi toàn bộ nếu phát triển suy tủy. Nếu có viêm gan: Cần có chế độ nghỉ ngơi ăn uống thích hợp.
  • Cũng có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần và truyền dịch tĩnh mạch để điều trị quá liều propylthiouracil.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Các bệnh về máu nặng có trước (thí dụ mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản...).
  • Viêm gan.
  • Mẫn cảm với propylthiouracil hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Các bệnh về máu nặng có trước (thí dụ mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản...).
  • Viêm gan.
  • Mẫn cảm với propylthiouracil hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Tỷ lệ ADR do propylthiouracil tương đối thấp; 1 - 5% người bệnh giảm bạch cầu. Mất bạch cầu hạt là ADR hiếm gặp và nghiêm trọng nhất thường xảy ra trong vòng 3 tháng đầu điều trị, và hiếm xảy ra sau 4 tháng điều trị. ADR về gan hiếm gặp; thường hồi phục sau khi ngừng thuốc, nhưng viêm gan gây tử vong với bệnh não và/hoặc hoại tử gan đáng kể đó xảy ra ở một số ít người bệnh. Điều trị kéo dài với propylthiouracil có thể gây suy giáp.

Thường gặp, ADR >1/00:

  • Huyết học: Giảm bạch cầu. Nếu lượng bạch cầu dưới 4000, bạch cầu đa nhân trung tính dưới 45%, phải ngừng thuốc.Da: Ban, mày đay, ngứa, ngoại ban, viêm da tróc.
  • Thần kinh - cơ và xương: đau khớp, đau cơ.
  • Khác: Viêm động mạch.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:

  • Huyết học: Mất bạch cầu hạt.
  • Thần kinh trung ương: Nhức đầu, ngủ gà, chóng mặt, sốt do thuốc.
  • Tim mạch: Phù, viêm mạch da.
  • Da: Rụng tóc lông, nhiễm sắc tố da.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, bệnh tuyến nước bọt.
  • Thần kinh - cơ và xương: Dị cảm, viêm dây thần kinh.
  • Gan: Vàng da, viêm gan.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000:

  • Huyết học: Giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu không tái tạo, giảm prothrombin - huyết và chảy máu.
  • Gan: Phản ứng gan nghiêm trọng.
  • Hô hấp: Viêm phổi kẽ.
  • Thận: Viêm thận.
  • Khác: Bệnh hạch bạch huyết, hội chứng giống lupus, viêm đa cơ, ban đỏ nốt.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

  • Nếu mất bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo (giảm toàn thể huyết cầu), viêm gan, sốt, hoặc viêm đa tróc, phải ngừng propylthiouracil và bắt đầu áp dụng liệu pháp hỗ trợ và chữa triệu chứng thích hợp.
  • Dùng yếu tố kích thích quan thể bạch cầu hạt người tái tổ hợp có thể thúc đẩy nhanh sự hồi phục khỏi chứng mắt bạch cầu hạt. Phải ngừng propylthiouracil ngay nếu có bằng chứng lâm sàng quan trọng về chức năng gan không bình thường (ví dụ, nồng độ transaminase trong huyết thanh vượt quá 3 lần giới hạn trên của mức bình thường).
  • Ban xuất huyết, mày đay, phát ban thường tự khỏi mà không phải ngừng thuốc, nhưng đôi khi cần phải dùng thuốc kháng histamin hoặc thay thuốc khác, vì mẫn cảm chéo không phổ biến.
  • Phải theo dõi đều đặn chức năng tuyến giáp ở người bệnh đang dùng propylthiouracil. Khi thấy bằng chứng lâm sàng tăng năng tuyến giáp thuyên giảm, và nồng độ thyrotropin (hormon kích thích tuyến giáp, TSH) tăng trong huyết thanh cần phải dùng liều duy trì propylthiouracil thấp hơn. Điều trị kéo dài với propylthiouracil có thể gây giảm năng tuyến giáp. Cần giảm liều khi có những dấu hiệu đầu tiên giảm năng tuyến giáp; nêu những dấu hiệu này tiến triển nặng, có thế dùng hormon tuyến giáp để làm sớm hồi phục. Có thể cho một liều đầy đủ levothyroxin.

Tương tác với các thuốc khác

  • Propylthiouracil có thể gây giảm prothrombin - huyết và như vậy có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

  • Phải theo dõi chặt chẽ người bệnh đang dùng propylthiouracil về chứng mất bạch cầu hạt và hướng dẫn người bệnh phải đi khám ngay nếu thấy có những dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý về nhiễm khuẩn, như viêm họng, phát ban ở da, sốt, rét run, nhức đầu, hoặc tình trạng bứt rứt khó chịu toàn thân. Điều đặc biệt quan trọng là phải theo dõi cẩn thận những dấu hiệu và triệu chứng này trong giai đoạn đầu dùng propylthiouracil, nếu xảy ra mất bạch cầu hạt do propylthiouracil thường trong 2 - 3 tháng đầu điều trị.
  • Cũng có thể xảy ra giảm bạch cầu, giảm lượng tiểu cầu, và/hoặc thiếu máu không tái tạo (giảm toàn thể huyết cầu). Phải đếm bạch cầu và làm công thức bạch cầu cho những người bệnh sốt hoặc viêm họng, hoặc có những dấu hiệu khác của bệnh khi đang dùng thuốc.
  • Vì nguy cơ mắt bạch cầu hạt tăng lên theo tuổi, một số nhà lâm sàng khuyên dùng thuốc thận trọng cho người bệnh trên 40 tuổi. Phải dùng propylthiouracil hết sức thận trọng ở người bệnh đang dùng những thuốc khác có khả năng gây mắt bạch cầu hạt. Vì propylthiouracil có thể gây giảm prothrombin - huyết và chảy máu, phải theo dõi thời gian prothrombin trong khi điều trị thuốc, đặc biệt trước khi phẫu thuật.
  • Đối với người bệnh có triệu chứng gợi ý rối loạn chức năng gan (ví dụ chán ăn, ngứa, đau ở sườn phải), có thể có những phản ứng gan gây tử vong (tuy hiếm gặp) ở người dùng propylthiouracil.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai:

  • Propylthiouracil qua nhau thai, có thể gây độc cho thai (bướu giáp và suy giáp chớ thai). Nếu phải dùng thuốc, cần điều chỉnh liều cẩn thận, đủ nhưng không quá cao.
  • Vì rối loạn chức năng tuyến giáp giảm xuống ở nhiều phụ nữ khi thai nghén tiến triển, có thể giảm liều, và ở một số người bệnh, có thể ngừng dùng propylthiouracil 2 hoặc 3 tuần trước khi đẻ. Nếu dùng propylthiouracil trong thời kỳ mang thai hoặc nếu có thai trong khi đang dùng thuốc, phải báo cho người bệnh biết về mối nguy cơ tiềm tàng đối với thai.

Phụ nữ cho con bú:

  • Propylthiouracil phân bố vào sữa. Vì có khả năng gây tác dụng không mong muốn nghiêm trọng cho trẻ nhỏ bú mẹ, nên propylthiouracil bị chống chỉ định đối với người cho con bú.

Người lái xe và vận hành máy móc

  • Chưa có báo cáo.

Bảo quản

  • Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Xem thêm nội dung
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha

Tại sao chọn chúng tôi

8 Triệu +

Chăm sóc hơn 8 triệu khách hàng Việt Nam.

2 Triệu +

Đã giao hơn 2 triệu đơn hàng đi toàn quốc

18.000 +

Đa dạng thuốc, thực phẩm bổ sung, dược mỹ phẩm.

100 +

Hơn 100 điểm bán và hệ thống liên kết trên toàn quốc


  • Đa dạng lựa chọn
    Với gần 10.000 sản phẩm


  • Miễn phí giao hàng
    Cho đơn từ 300K nội thành HCM


  • Giao hàng nhanh
    Trong 2 – 3 ngày làm việc

Đơn vị giao hàng

Thanh toán

Theo dõi chúng tôi

 

Hệ Thống Nhà Thuốc chosithuoc.com – Mua nhiều hơn – Giá tốt hơn – Tel: 0828 00 22 44 (8h00 – 21h00)
* Xem chi tiết ưu đãi. Các hạn chế được áp dụng. Giá cả, khuyến mãi và tính khả dụng có thể khác nhau tùy theo thời điểm và tại Parapharmacy.
© 2019 Hộ Kinh Doanh Nhà Thuốc Para Pharmacy. GPDKKD số 41N8151446 do Phòng Kế Hoạch & Tài Chính Tân Bình cấp ngày 01/06/2021. Địa chỉ: 114D Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM. Email: cskh@parapharmacy.vn.

Thiết kế website Webso.vn